4 lý do du lịch du thuyền sinh thái trở thành xu hướng mới

Các tuyến du thuyền sẽ đẩy mạnh ‘sinh thái hoá’ – trở nên sạch sẽ và xanh hơn nhằm thu hút những du khách quan tâm đến môi trường do tác động của tình trạng quá tải du lịch đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Khi ngành công nghiệp du lịch du thuyền bắt đầu phát triển trở lại trên toàn cầu, các hãng du thuyền nhận thấy để thực hiện được sứ mệnh duy trì và phát triển ngành trong tương lai đòi hỏi cần phải đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng: nhóm khách du lịch quan tâm đến môi trường.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | 4 lý do du lịch du thuyền sinh thái có thể trở thành xu hướng mới
Norwegian Cruise chính thức trở thành hãng du thuyền đầu tiên loại bỏ hoàn toàn chai nhựa sử dụng một lần trên tàu vào năm 2019

Ngay từ trước đại dịch, thế hệ khách hàng mới này đã ngày càng tìm kiếm các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường. Họ đặt ra những câu hỏi xem ngành công nghiệp đang làm gì cho môi trường – một chủ đề gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận bán hàng.

Đó cũng là một nguyên nhân khiến Hoàng gia Anh cũng bị ảnh hưởng. Tại lễ trao giải Earthshot Prize ngày 17/10 vừa rồi, Hoàng tử William đã nói trực tiếp với những người trẻ đang theo dõi qua màn ảnh, chỉ ra cách “hành động mà chúng ta lựa chọn hay không lựa chọn sẽ quyết định số phận của hàng nghìn người tiếp theo và của cả hành tinh trong 10 năm tới”.

Khi được hỏi về những nỗ lực bền vững của ngành du lịch du thuyền, các cố vấn du lịch chia sẻ 4 cách ngành du lịch du thuyền sinh thái đang thực hiện để ứng phó với hậu đại dịch như sau:

Cắt giảm nhựa sử dụng một lần

Hãng du thuyền Norwegian Cruises chính thức trở thành công ty du thuyền lớn đầu tiên loại bỏ hoàn toàn chai nhựa sử dụng một lần (SUP) trên tàu của mình vào năm 2019, thay vào đó là các chai đựng các-tông (carton) làm từ thực vật.

Cùng năm 2019, hãng Oceania Cruises cũng đã công bố cắt giảm hàng triệu chai nước nhựa mỗi năm thông qua quan hệ đối tác mới với Vero Water; hãng Crystal Cruises tái chế nhôm, thiếc và nghiền thủy tinh trên tàu; trong khi đó hãng Royal Caribbean đến nay đã loại bỏ 60% SUPs; hãng Carnival Corporation hướng tới mục tiêu giảm 50% SUP vào cuối năm 2021.

Thay đổi nguồn điện sạch hơn

Theo ông Angie Stephen, Phó Chủ tịch của hãng tàu Royal Caribbean International (RCL), phát biểu tại Hội nghị WiT gần đây: “Ngành vận tải biển trên toàn cầu chiếm 3% lượng khí thải toàn cầu và ngành du lịch chỉ chiếm 0,5% trong số 3% đó.”

“Ngành công nghiệp du thuyền vẫn cam kết hướng tới một tương lai du lịch sạch và bền vững hơn,” ông Kelly Craighead, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội các hãng du thuyền quốc tế (CLIA) cho biết.

Trong Báo cáo Thực hành và Công nghệ Môi trường Ngành Du lịch Toàn cầu vào tháng 9 năm 2020, các điểm chính bao gồm việc giảm tỷ lệ xả rác thải carbon xuống 40% so với số liệu của năm 2008 trong thời hạn đến trước năm 2030.

Cho đến nay, đã có tàu du lịch khí tự nhiên hóa lỏng đầu tiên AIDAnova, thuộc hãng Carnival Corporatio ra khơi vào năm 2019, với 49% công suất đóng mới dự kiến ​​sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng cho động cơ chính của họ.

Báo cáo cũng ghi lại, con tàu chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng đầu tiên của hãng Royal Caribbean sẽ được đưa vào vận hành năm 2022 và hai con tàu chạy bằng nhiên liệu kép của hãng Princess Cruises cũng đang được đóng và có thể chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng.

Ngoài ra, hơn 69% công suất trên toàn cầu đang sử dụng hệ thống làm sạch khí thải để đáp ứng các yêu cầu về khí thải. Phần lớn (96%) các công ty mới không sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng sẽ được lắp đặt hệ thống làm sạch khí thải.

Thị trường du thuyền thám hiểm cũng đã cho ra mắt những con tàu “xanh” hơn: con tàu Le Commandant Charcot của hãng Ponant trở thành tàu thăm dò địa cực lai đầu tiên chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng ra mắt vào tháng trước; con tàu Otto Sverdrup chạy bằng pin lai thứ ba của hãng Hurtigruten Expeditions cũng đã khởi hành ra khơi vào tháng 8.

Các chuyến du lịch bền vững

Hãng Royal Caribbean International (RCL) đã chạm đến ngưỡng “thời điểm mang tính khởi ngoặt cho ngành du lịch du thuyền” vào cuối năm 2019 – ngay trước khi Covid-19 xuất hiện – khi cung cấp 1.400 chuyến du lịch được chứng nhận bởi Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu (GSTC).

RCL tiếp tục đào tạo cộng đồng các công ty lữ hành độc lập toàn cầu, nêu bật các tiêu chí của GSTC tập trung vào: lập kế hoạch bền vững hiệu quả, tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương, nâng cao di sản văn hóa và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngoài ra, hãng tàu MSC Cruises cung cấp các “tour bảo vệ môi trường”, trong đó 70% các chuyến du ngoạn bờ biển thân thiện với môi trường bao gồm các hoạt động không có tác động đến môi trường – chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc chèo thuyền kayak – trong khi những người tham gia nhóm còn lại có thể đóng góp trực tiếp cho môi trường, chẳng hạn như trồng cây hoặc làm sạch bãi biển.

Hướng đến hệ sinh thái đại dương, hãng Oceania Cruises kết hợp với Trung tâm Alaska Raptor bảo vệ các loài chim săn mồi Alaska và căng buồm quanh đàn cá voi; trong khi hãng Disney Cruise tham gia các chương trình tình nguyện với Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), và mang đến cho hành khách cơ hội quyên góp cho hơn 750 hoạt động vì động vật hoang dã.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | 4 lý do du lịch du thuyền sinh thái có thể trở thành xu hướng mới
Bến tàu ‘xanh’ sắp ra mắt vào năm 2024 tại Ravenna, Ý, do Tập đoàn Royal Caribbean xây dựng

Thúc đẩy công nghệ xanh

Hãng Crystal Cruises đã bổ sung 216 tấm pin mặt trời trên con tàu Solstice của mình và thậm chí còn có một bãi cỏ để làm mát tự nhiên cho con tàu.

Sau khi hoàn thành gần như tất cả các mục tiêu phát triển bền vững năm 2020, bao gồm cả việc giảm 35% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống so với mức cùng kì năm 2005, dự án tiếp theo của Tập đoàn Royal Caribbean là xây dựng một “bến tàu cải tiến mới” ở Ravenna.

Dự kiến ​​ra mắt vào Quý 2 năm 2024, bến du thuyền mới này sẽ có cảnh quan tích hợp, trải rộng 12ha, với không gian xanh công cộng, có đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, cũng như chứng nhận LEED tập trung vào tiết kiệm nước và năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế và quản lý chất thải, và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững.

Wanderlust Tips | Cnet