wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 0

6 bộ tộc hiếm hoi vẫn theo chế độ mẫu hệ tới ngày nay

Trong khi nhiều đất nước đang phải cố gắng xóa bỏ đi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu trong nhiều thế hệ thì có những nơi trên thế giới lại tồn tại chế độ mẫu hệ. Đó là nơi mà phụ nữ làm chủ và có mọi quyền quyết định. Cùng khám phá những cộng đồng theo chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại một cách đặc biệt tới tận bây giờ.

[rpi]

MOSUO

Sống gần biên giới Tây Tạng ở tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên của Trung Quốc, Mosuo là một trong những bộ tộc theo chế độ mẫu hệ nổi tiếng nhất. Tại đây, người đàn ông không được coi trọng, còn phụ nữ mới là người chủ gia đình. Ở Mosuo, phụ nữ sở hữu và kế thừa tài sản, ruộng đất, nuôi dạy và chăm sóc con cái. Đàn ông làm việc nặng như cày ruộng, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, giết mổ gia súc, thực hiện các quyết định của “cụ bà tộc trưởng” và chăm sóc các cháu trong dòng họ.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 1

Một điều đặc biệt là cả đàn ông lẫn đàn bà đều được phép có bao nhiêu bạn đời tuỳ thích mà không cần lo lắng bị xã hội phán xét. Người Mosuo thường có một cuộc tình chóng vánh. Theo đó, người đàn ông sẽ tới nhà phụ nữ vào ban đêm và treo mũ trước cửa để thông báo cho những người khác. Mối quan hệ này có thể kéo dài từ một đêm tới lâu dài, nhưng họ không bao giờ sống chung hay đồng ý gắn bó với nhau trọn đời. Với phụ nữ Mosuo, đàn ông giống như “người hiến tặng tinh trùng tự nguyện“, theo The Guardian. Bởi vậy mà trong nhiều trường hợp, người ta không cần biết danh tính cha đứa trẻ là ai. Các đưa trẻ ở Mosuo được sinh ra và lớn lên trong gia đình của mẹ, theo họ mẹ.

Tuy nhiên, có sự thay đổi kể từ khi khách du lịch Trung Quốc tràn vào làng của người Mosuo từ những năm 1990. Cách sống của người Mosuo cũng bị ảnh hưởng, các cô gái bắt đầu kết hôn với người ngoại tốc và sống cùng chồng con thay vì chỉ ở nhà mẹ đẻ như trước. Thế nhưng họ vẫn luôn trân trọng truyền thống và luôn biết rằng có bàn tay của bà, của mẹ che chở khi trở về quê hương.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 2

MINANGKABAU

Minangkabau được xem là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới. Cộng đồng này sống ở vùng cao nguyên cùng tên tại Tây Sumatra (Indonesia). Tại đây người ta coi đàn bà là chủ còn đàn ông chỉ là khách trong nhà.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 3

Truyền thuyết dân tộc Minangkabau (gọi tắt là Minang) kể rằng giữa thế kỷ 12, vua Maharajo Dirajo – người thành lập vương quốc Koto Batu – qua đời để lại 3 người con trai với 3 bà vợ khác nhau. Người vợ cả Puti Indo Jalito giành nuôi cả 3 đứa con và cai trị vương quốc. Đó là nguồn gốc của chế độ mẫu hệ tồn tại trong cộng đồng người Minangkabau cho đến ngày nay.

Ngoài luật bộ lạc đòi hỏi tất cả tài sản của gia tộc phải được giữ và để lại cho mẹ từ con gái, người Minangkabau tin chắc rằng người mẹ là người quan trọng nhất trong xã hội. Theo BBC, trong cấu trúc xã hội độc đáo và cũng phức tạp của người Minang, những của cải do thế hệ trước để lại, như ruộng vườn hay nhà cửa, được trao cho con gái thừa kế. Đàn ông phải “ở rể” và con sinh ra cũng mang họ mẹ. Hiện cộng đồng dân tộc Minang tại có khoảng 9 triệu người, trong đó một nửa sống tại tỉnh Tây Sumatra.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ đều có chỗ ngủ riêng, người chồng có thể ngủ với cô ấy nhưng phải dậy sớm vào buổi sáng để về nhà mẹ anh ta ăn sáng. Ở tuổi lên 10, các bé trai phải tới ở trong khu dành cho nam giới và học về tôn giáo và các kỹ năng thực hành…

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 4

AKAN

Người Akan chiếm đa số ở Ghana, đây cũng là xã hội theo chế độ mẫu hệ phổ biến nhất ở châu Phi. Theo luật thừa kế tại đây, người thừa kế trực tiếp của một người đàn ông sẽ không phải con của anh ta mà là người mẹ, người chị em gái của anh ta và con gái của họ. Người đàn ông trong bộ tộc Akan không chỉ hỗ trợ gia đình của riêng anh ấy mà còn có trách nhiệm giúp đỡ những người phụ nữ có quan hệ ruột thịt với anh ta.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 6

BRIBRI

Bribri là một nhóm người bản xứ nhỏ chỉ có hơn 13.000 người sống trên một khu bảo tồn ở Talamanca, tỉnh Limón, Costa Rica. Giống như nhiều xã hội mẫu hệ khác, Bribri được tổ chức thành các thị tộc. Mỗi gia tộc được tạo thành từ gia đình mở rộng, và gia tộc được xác định thông qua mẹ/các phụ nữ. Phụ nữ Bribri là những người duy nhất có thể thừa kế đất đai. Phụ nữ Bribri cũng được ban cho có quyền chuẩn bị ca cao được sử dụng trong các nghi lễ Bribri thiêng liêng.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 13

GARO

Bộ tộc Garo sinh sống ở vùng đông bắc Ấn Độ, là một xã hội mẫu hệ trong nhiều thế kỷ, công nhận người vợ là trụ cột của gia đình. Mọi tài sản trong gia đình đều nằm trong tay người phụ nữ. Quyền thừa kế sau khi người mẹ mất đi cũng thuộc về người con gái nhỏ nhất.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 10

Thông thường, cuộc hôn nhân của người con gái út sẽ được sắp xếp cho cô ấy. Nhưng đối với người con gái không kế thừa tài sản, quá trình này có thể phức tạp hơn nhiều. Theo truyền thống của bộ tộc Garo, chú rể sẽ phải chạy trốn khỏi đề nghị kết hôn, đòi hỏi gia đình cô dâu phải “bắt” anh ta và đưa anh ta trở lại. Điều này được lặp lại cho đến khi cô dâu bỏ cuộc, hoặc chú rể chấp nhận đề nghị của cô (thường sau khi cô đã hứa hẹn phục vụ và vâng lời anh ta). Sau khi kết hôn, chồng sống trong nhà của vợ mình. Nếu cuộc hôn nhân không thành công, hai người sẽ chia tay mà không bị bất cứ sự rèm pha kỳ thị nào từ cộng đồng vì đối với người Garo hôn nhân không phải một hợp đồng ràng buộc.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 9

NAGOVISI

Sinh sống ở phía Tây đảo New Guinea, cư dân tộc người Nagovisi được biết đến với chế độ mẫu hệ độc đáo. Phụ nữ Nagovisi là người giữ vai trò lãnh đạo, điều hành các nghi lễ. Đây được coi là một trong những niềm tự hào nhất của người dân Nagovisi.

wanderlust tips 6 bo toc hiem hoi van theo che do mau he toi ngay nay 11

Theo truyền thống của người Nagovisi, người phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc, cai quản mẫu đất trồng thực phẩm của gia đình. Do đó, một trong những yêu cầu đầu tiên mà những bố mẹ cô dâu lựa chọn chồng cho con gái mình là chàng trai đó phải khỏe mạnh, rắn rỏi, thông minh… để có thể khai hoang và mở rộng ruộng đất nhà mình.

Tuy nhiên, nếu một người đàn ông chịu giúp làm vườn cho một cô gái và họ đã có quan hệ thì cặp đôi này sẽ được coi là vợ chồng. Dù luôn nắm quyền chỉ đạo và là “trụ cột” trong nhà nhưng nếu cặp vợ chồng Nagovisi cãi vã, người đàn ông sẽ có quyền từ chối không ăn thực phẩm, dừa từ khu vườn nhà vợ. Để làm hòa, phụ nữ Nagovisi sẽ phải mang đến một chú lợn con để bù đắp cho người chồng. Nếu người chồng từ chối bất cứ món quà gì từ người vợ, điều đó có nghĩa là cặp đôi này sẽ ly dị.

Theo MF | Wanderlust Tips | Cinet