Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi nào hộ chiếu vắc-xin được áp dụng ở Việt Nam?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành và diễn biến phức tạp, hộ chiếu vắc-xin được xem là hy vọng để kết nối chuỗi lưu thông trên toàn cầu. Vậy hộ chiếu vắc-xin là gì, bao giờ được áp dụng ở Việt Nam?

HỘ CHIẾU VẮC-XIN LÀ GÌ?

Khi vắc-xin Covid-19 liên tục được các hãng nghiên cứu tung ra thị trường, những người yêu du lịch không khỏi mong ngóng ngày được trở lại với những chuyến đi xa. Nhiều người đã đặt hy vọng vào việc hộ chiếu vắc-xin có thể nhanh chóng được triển khai để kết nối lại những lưu thông quốc tế.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Hộ chiếu vắc-xin có thể hiểu đơn giản là giấy chứng nhận không bị nhiễm Covid-19, người được cấp hộ chiếu đã thực hiện tiêm chủng vắc-xin và hoàn toàn khỏe mạnh. Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành công bố hộ chiếu vắc-xin cho công dân dưới hình thức văn bản hay kỹ thuật số.

Ngày 14/06 vừa qua, liên minh châu Âu đã đồng ý ban hành Chứng nhận kỹ thuật số Covid-19, tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi trong 27 nước thành viên kể từ ngày 1/7/2021. Trung Quốc cũng công bố hộ chiếu vắc-xin kỹ thuật số, thông qua một ứng dụng di động cho phép mọi người xác minh tình trạng tiêm chủng bằng mã QR.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố mở cửa đón du khách quốc tế đã tiêm vắc xin đến Phuket từ ngày 1/7 theo mô hình “Phuket Sandbox”, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của nước này vẫn diễn biến khá phức tạp. Theo đó, tất cả những người đã tiêm vắc xin có thể thoải mái tới Phuket vui chơi, nghỉ dưỡng, ở lại đây ít nhất 7 ngày, trước khi tiếp tục hành trình tới các điểm đến khác ở Thái Lan.

LỢI ÍCH CỦA HỘ CHIẾU VẮC-XIN?

Rõ ràng hộ chiếu vắc-xin là một sáng kiến mang tính bước ngoặt trong đại dịch Covid-19. Sự đứt gãy của nhiều chuỗi di chuyển quốc tế đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của các quốc gia, sự suy thoái này đặc biệt nghiêm trọng tới các ngành dịch vụ, trong đó nặng nề nhất là du lịch.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Hộ chiếu vắc-xin không chỉ giúp người dân được tự do và tự tin trong việc đi lại mà còn còn giúp chính phủ và các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát thuận lợi sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, người sở hữu hộ chiếu vắc-xin cũng dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Dĩ nhiên, sử dụng hộ chiếu vắc-xin không có nghĩa các biện pháp phòng tránh dịch bệnh được loại bỏ hoàn toàn. Khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khử khuẩn vẫn là những biện pháp phòng dịch cần được áp dụng cho đến khi thế giới đã sẵn sàng trở lại.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Hiện nay, các hãng hàng không cũng đã lần lượt công bố ký thỏa thuận với Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA) để thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass – công cụ kỹ thuật bước đầu để thiết lập nền tảng triển khai chương trình hộ chiếu vắc xin.

HỘ CHIẾU VẮC-XIN Ở VIỆT NAM

VIỆT NAM THÍ ĐIỂM THỬ NGHIỆM HỘ CHIẾU VẮC-XIN

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin
Toàn cảnh tỉnh Quảng Ninh từ trên cao

Tại Việt Nam từ tháng 4/2021, bộ VH-TT-DL đã đề xuất tỉnh Quảng Nam thí điểm triển khai cơ chế hộ chiếu vắc-xin để đón tiếp khách du lịch quốc tế, chi tiết cụ thể vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch. Mới đây, tỉnh Quảng Ninh cũng đã được thí điểm áp dụng nhập cảnh vào tỉnh với hộ chiếu vắc-xin từ ngày 1/7 – 31/7/2021, theo đó những người nhập cảnh phải có đủ 3 điều kiện:

  • Đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 và có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền tại nước tiêm vắc xin cấp
  • Có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất sau khi nhập cảnh
  • Có kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính vào ngày thứ nhất sau khi nhập cảnh

Đối với loại vắc xin Covid-19 mà người nhập cảnh được tiêm, theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, đó phải là vắc xin do Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ, Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu hoặc Việt Nam cấp phép sử dụng. Liều vắc xin Covid-19 cuối cùng phải được tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh.

Đối với người chưa tiêm vắc xin Covid-19 nhưng đã mắc bệnh và khỏi bệnh, cần có giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia điều trị cấp. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến ngày nhập cảnh không quá 12 tháng.

Chương trình thí điểm này không áp dụng cho những người có đủ điều kiện nhưng thời gian lưu trú tại Việt Nam dưới 14 ngày. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung 7 ngày, người nhập cảnh tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Các trường hợp còn lại thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày thay vì 21 ngày như hiện nay. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, người nhập cảnh sẽ tiếp tục cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo.

KHI NÀO ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃI?

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Hiện nay, hộ chiếu vắc-xin mới chỉ được thí điểm thử nghiệm tại một số tỉnh trong nước. Việc hộ chiếu vắc-xin được áp dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ chỉ có thể xảy ra khi đã đạt miễn dịch cộng đồng, tức là 70% dân số đã được tiêm chủng. Không chỉ người Việt Nam có thể dễ dàng di chuyển đi nước ngoài và quay trở lại nước, nền du lịch cũng cần sẵn sàng để chào đón sự trở lại của các du khách quốc tế sau gần 2 năm đóng băng vì dịch bệnh.

Thực tế hiện nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả phòng ngừa của các loại vắc-xin với các biến chủng của SARS-CoV-2, vậy nên việc áp dụng rộng rãi hộ chiếu vắc-xin ở Việt Nam cần thêm thời gian và đi theo lộ trình từng bước.

CÁCH SỞ HỮU HỘ CHIẾU VẮC-XIN Ở VIỆT NAM

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Hộ chiếu vắc-xin

Mặc dù chưa được áp dụng rộng rãi, bạn vẫn có thể chuẩn bị cho mình hộ chiếu vắc-xin với các bước như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng khai báo thông tin trực tuyến về điện thoại để khai báo thông tin, cơ sở y tế có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật hồ sơ tiêm chủng của bạn qua mã QR.

Bước 2: Đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin, đem theo sổ bảo hiểm y tế hoặc căn cước công dân. Sau khi khai báo thông tin, nhân viên sẽ tiến hành chụp lại ảnh của bạn và lưu lại thông tin.

Bước 3: Sau mũi tiêm đầu tiên, bạn sẽ được lưu lại thông tin cụ thể và hộ chiếu được cung cấp sau mũi tiêm lần 2.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cinet