10 điều nên biết về tháng ăn chay Ramadan

(#wanderlusttips #Ramadan #Hoigiao) Năm 2016, tháng Ramadan bắt đầu từ 6/6 đến 5/7. Đây là khoảng thời gian người Hồi giáo dành để bày tỏ lòng sùng tín với thánh thần của mình, cho thấy sự tận tâm của họ với tôn giáo bằng cách nhịn hoặc kiêng ăn. Dưới đây là 10 điều du khách nên biết trước khi đặt chân đến các nước Hồi giáo trong tháng Ramadan này.

[rpi]

Turkey Celebrates Eid al Fitr

1. Đây không chỉ là tháng ăn chay

Thường thì mọi người hay gọi tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch của người Ả-rập) là tháng ăn chay. Tuy nhiên cách gọi này không chính xác bởi vì họ không chỉ ăn chay mà còn không uống nước (từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn), không hút thuốc, không quan hệ tình dục… Tuy ít ăn uống nhưng không vì thế mà người theo đạo Hồi ít hoạt động hơn trong tháng này. Trái lại, đây là tháng có khá nhiều hội hè và các hoạt động tinh thần. Bạn bè cũng thường thăm viếng và ăn uống cùng nhau sau khi mặt trời lặn.

wanderlust_tips_10_dieu_nen_biet_ramadan_2

2. Quả chà là là loại thức ăn thường được dùng nhiều nhất trong tháng này

Quả chà là (date) là loại thức ăn truyền thống của người Ả-rập cùng với jallab (thức uống pha chế từ chà là, nước hoa hồng, hạt carob) là những thức ăn được ưa chuộng trong tháng Ramadan.

closeup sweet dried dates fruit

3. Người theo đạo Hồi có xu hướng đặt tên cho con là Ramadan

Để thể hiện tôn giáo của mình, người theo đạo Thiên Chúa thường dùng tên thánh để đặt tên cho con. Vào thập niên 1990, người theo đạo Hồi cũng thường sử dụng từ Ramadan để đặt tên cho con. Xu hướng này tới cuối thập niên 1990 đã bị giảm sút nhưng theo thống kê thì lại quay trở lại bắt đầu vào năm 2005.

4. Thủ thuật né tránh ăn kiêng

Theo luật lệ của người Hồi giáo, trong tháng Ramadan những người theo đạo Hồi không được ăn uống từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn để luyện tập khả năng chịu đựng đồng thời chia sẻ sự kham khổ với đồng đạo của mình. Tuy nhiên, theo kinh Quran thì những người ốm, trẻ con, người đang đi du lịch, người có bầu, người cho con bú có thể không tuân theo luật lệ này nếu như việc ăn kiêng có hại cho sức khỏe. Trong những trường hợp này, kinh Quran khuyên răn rằng những người đã trót ăn uống khi có mặt trời trong tháng Ramadan cần ăn uống chay tịnh vào những ngày khác để bù lại cho những ngày họ đã trót phá luật.

5. Người theo dòng Sunny và theo dòng Shiites bắt đầu ăn trở lại vào các giờ khác nhau

Người Sunny cho rằng chỉ cần khi họ không còn nhìn thấy mặt trời (mặt trời xuống dưới đường chân trời) mà cho dù vẫn còn sáng thì có thể bắt đầu ăn uống trở lại được. Trong khi đó, người Shiites cho rằng khi không còn bất cứ một tia sáng nào của mặt trời (trời tối hẳn) thì họ mới được ăn uống trở lại.

6. Tháng Ramadan không cố định theo dương lịch

Tháng Ramadan năm nay bắt đầu vào 6/6/2016 nhưng không có nghĩa sang năm hoặc năm trước tháng này cũng sẽ bắt đầu vào ngày 6/6. Người Ả-rập sử dụng âm lịch riêng của mình và tháng Ramadan sẽ bắt đầu vào tiết hilan – từ chỉ trăng non – tức là vào đầu tháng 9 âm lịch của người Ả-rập. Trong tháng này, ở mỗi một địa phương sẽ có các hoạt động tôn giáo khác nhau diễn ra, tuy nhiên ngày 27 tháng 9 âm lịch thường là ngày có lễ hội lớn của người theo đạo Hồi ở khắp nơi trên thế giới.

7. Ramadan là cơ hội để các hãng truyền hình kiếm tiền

Các hãng truyền hình thường chờ tháng Ramadan để tung ra các series phim truyền hình 30 tập chiếu vào buổi đêm trong tháng Ramadan, lúc mà các gia đình theo đạo Hồi thường thức khuya hơn để ăn uống. Tuy nhiên, năm nay doanh thu của các hãng được dự đoán sẽ sụt tới 35% do sự ảnh hưởng của phong trào nổi dậy Ả-rập (Arab Spring).

8. Tục lệ ăn chay đã xuất hiện cả trước khi có đạo Hồi

Việc ăn chay đã được tìm thấy trong kinh Cựu Ước và cả các văn bản cổ của người Do Thái. Trong kinh Tân Ước, chúa Jesus cũng đã thực hiện nghi lễ nhịn ăn kéo dài 40 ngày. Tuy vậy, nghi lễ truyền thống cổ xưa này đã được biến đổi khi tới với đạo Hồi: họ được ăn nhưng chỉ được ăn khi mặt trời không chiếu sáng mà thôi.

9. Ramadan không giúp người ta giảm cân mà trái lại tăng cân khủng khiếp

Việc ăn uống thất thường + ít hoạt động + cố gắng ăn thật nhiều vào buổi đêm để dành sức cho cả ngày không ăn uống khiến những người theo đạo Hồi có thể tăng cân nhanh chóng vào tháng Ramadan. Để giữ sức khỏe trong tháng này, những người theo đạo Hồi được khuyên rằng nên uống nhiều nước khi được phép, ăn nhiều hoa quả, không ăn đêm nhiều mà nên dậy sớm (trước bình minh) để ăn sáng.

Foreign workers gather for a mass feast at the end of the first day of the Muslim fasting month of Ramadan in Riyadh September 13, 2007. During the holy month of Ramadan observant believers fast from dawn to dusk, while businesses and offices reduce opening hours during the day. For more than a billion Muslims around the world, Ramadan is a month of prayer, fasting and charity. REUTERS/Stringer (SAUDI ARABIA)

10. Ramadan là tháng người theo đạo Hồi làm từ thiện rất nhiều

Đây là tháng mà những người theo đạo Hồi tập trung làm từ thiện. Các thánh đường Hồi giáo cũng phát bữa ăn đêm miễn phí cho người nghèo. Trước tháng này, những người giàu có cũng thường phát cho người nghèo các túi thức ăn cơ bản bao gồm trà, đường, dầu và gạo.

Trang Nguyen (TH) | Wanderlust Tips | Cinet