Đặc sản Tây Nguyên: Hương vị đại ngàn vang mãi

(#wanderlusttips #TayNguyen) Nếu đã tới Tây Nguyên mà chưa thưởng thức đặc sản nơi đây tức là bạn chưa cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp vùng đất đầy nắng và gió này.

[rpi]

Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đông. Mỗi tỉnh lại có những nét văn hóa khác nhau làm nên màu sắc phong phú cho ẩm thực Tây Nguyên. Trong vô vàn món đặc sản đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 6 món đặc sản nổi tiếng và thơm ngon nhất, được người dân địa phương và các du khách hết lời ca ngợi.

Gà nướng Bản Đôn

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-3

Món gà nướng Bản Đôn đúng vị cần sử dụng đúng loại gà thả vườn, được nuôi công phu. Khi thực hiện, gà kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Gà chín, hương thơm phức, lớp da vàng ươm bóng nhẫy, chỉ nhìn thôi đã đủ cồn cào. Thực khách xé thịt gà chấm kèm với muối ớt hoặc muối sả càng làm tăng thêm hương vị thịt ngọt dai, đậm đà, cay nồng.

Phở khô Gia Lai

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-1

Cũng là món phở nhưng phở khô Gia Lai khác hẳn với món phở ngoài miền Bắc. Nguyên liệu của món ăn gồm có: phở, thịt heo và thịt bò, rau sống, tương xay, sa tế. Khi thưởng thức, các nguyên liệu phối hợp với nhau tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng rất riêng.

Lẩu lá rừng

Món đặc sản nổi tiếng nhưng lại không hề dễ kiếm. Món ăn này được sáng tạo bởi người dân tộc Ê Đê, khi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, người Ê Đê phải vào rừng hái nhiều loại lá về nấu, từ đó mà món lẩu lá rừng ra đời.

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-2

Gọi là lẩu nhưng thực ra giống món canh hơn, nguyên liệu chế biến gồm hơn 10 loại lá khác nhau cùng với tôm khô hoặc thịt. Khi thưởng thức, vị cay nồng của lá cây tươi kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn kỳ lạ, ăn một lần là nhớ mãi.

Thịt nai Đăk – Lăk

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-4

Món thịt nai nổi tiếng có thể tìm thấy tại rất nhiều nơi ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Có rất nhiều cách chế biến thịt nai như: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử hay nai khô…. Mỗi món lại có hương vị thơm ngon đặc trưng riêng.

Cơm lam

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-5

Đặc sản cơm lam có ở nhiều nơi nhưng tới Tây Nguyên thực khách sẽ tìm thấy một hương vị thơm ngon lạ, chẳng lẫn vào đâu được. Có lẽ hương vị ấy là do nước suối mát trong và hương thơm tre nứa xanh mướt đầu non. Món ăn có thể ăn kèm muối vừng, thịt gà hoặc thịt lờn rừng nướng thì càng thấm thía mùi vị quyến rũ.

Măng nướng xào “vêch” bò

Món ăn là đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Vêch thực chất là cách gọi lòng phèo bò, nghe có vẻ khó nuốt nhưng dưới bàn tay người bản địa, nguyên liệu này lại trở thành món đặc sản hấp dẫn.

wanderlust-tips-dac-san-tay-nguyen-huong-vi-dai-ngan-vang-mai-6

Măng nướng trên lửa to để cháy lớp áo măng bên ngoài rồi lại tiếp tục nướng trong lửa liu riu cho tới khi măng chín, tiếp tục để nguội rồi sắt nhỏ. Dùng vêch đã khô, cứng, vắt lấy chất dịch màu xanh đen hơi, đặc quánh trong đó ra chiếc chén con. Đặt chiếc chảo bự nhất lên bếp lửa cháy đỏ, giã nát một nắm củ nén và ớt chuột rồi rồi phi thơm, sau đó cho măng vào xào cho nóng, gia vị chỉ cần muối và mì chính là đủ. Món này phải cay mới ngon. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho nóng là có thể cho vêch vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để vêch không bị khô và dính vào đáy chảo.

Món ăn hoàn thành nghi ngút khói, ban đầu ăn có vị hơi đắng của vêch bò nhưng càng ăn càng thấm, dậy vị măng ngọt thanh, vị ớt cay nồng. Món ăn ăn kèm với cơm gạo rẫy thơm thì càng thơm ngon hấp dẫn.

LN (TH) | Wanderlust Tips | Cinet