Đến Sài Gòn, đừng bỏ qua những món ăn ngon tuyệt của người Hoa

Cháo cá, hủ tiếu hồ, sủi cảo… đều là những món ăn tiêu biểu, đặc trưng cho hương vị của ẩm thực Trung Hoa tại Sài Gòn.

[rpi]

Sủi cảo

wanderlust-tip-den-sai-gon-dung-quen-an-nhung-mon-an-ngon-tuyet-cua-nguoi-hoa-1

Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và đoàn tụ gia đình trong nền văn hóa ẩm thực độc đáo của đất nước Trung Hoa. Sủi cảo được làm từ gạo nếp và gạo trắng trộn lại sau đó cho nhân vào và vê thành hình mặt trăng rồi đem luộc. Nhân sủi cảo có loại chỉ có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường thì là thịt trộn với rau băm nhuyễn.

Người Trung Quốc lý giải về ý nghĩa của món ăn này như sau: bánh có hình bán nguyệt và có đường viền ở ngoài được gọi là viền phúc. Khi kéo dài hai đầu của bán nguyệt lại có ý nghĩa tựa như một nén bạc để cầu mong cuộc sống tiền bạc sung túc, dư dả. Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người dân Trung Quốc.

Hủ tiếu Hồ và hủ tiếu sa tế

Hủ tiếu của người Hoa ở Sài Gòn có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng 2 món hủ tiếu hồ và hủ tiếu sa tế chỉ có thể tìm thấy ở các quán do người Triều Châu (Tiều) làm chủ. Tuy vậy, món “bánh canh” này (cách gọi vui của một số thực khách) lại rất khó tìm thấy ở Sài Gòn. Muốn ăn bạn phải chạy vào Chợ Lớn hoặc qua tới quận 8.

Khác với các loại hủ tiếu khác, hủ tiếu Hồ có “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Ngoài ra, thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá như các món mì, hủ tiếu Hồ chỉ dùng với lòng heo khìa cùng cải chua.

wanderlust-tip-den-sai-gon-dung-quen-an-nhung-mon-an-ngon-tuyet-cua-nguoi-hoa-2

Ngoài hủ tiếu hồ, hủ tiếu sa tế cũng rất được lòng nhiều thực khách. Tô hủ tiếu sa tế có mùi vị thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác

Mì vịt tiềm người Hoa

wanderlust-tip-den-sai-gon-dung-quen-an-nhung-mon-an-ngon-tuyet-cua-nguoi-hoa-3

Gọi là mì vịt tiềm tuy nhiên món ăn này không hề giống với các món tiềm hay hầm thuốc bắc khác. Vịt được tẩm ướp theo bí quyết riêng rồi tiềm trong nồi nước lèo là xương hầm và các vị thuốc Bắc cho đến khi chín mềm. Khi bưng ra có mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn. Sự hòa quyện giữa những sợi mì tươi màu vàng bắt mắt dai thơm, những cọng cải ngọt giòn và miếng thịt vịt ngon đậm đà sẽ tạo nên một hương vị đặc biệt khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Bánh củ cải

Đây là loại bánh của người người Triều Châu – Trung Quốc thường được làm vào những ngày lễ trọng đại. Thoạt nhìn, bánh củ cải trông giống như bánh đúc mặn của người Việt, tuy nhiên khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được “hương vị đặc trưng” không lẫn vào các loại bánh khác.

wanderlust-tip-den-sai-gon-dung-quen-an-nhung-mon-an-ngon-tuyet-cua-nguoi-hoa-4
Bánh củ cải được làm từ nhiều nguyên liệu như củ cải, bột, thịt, tôm khô, ớt, hành… khi ăn chấm cùng nước tương xí muội hoặc nước tương cay chua ngọt.

Cháo cá và cháo tiều của người Hoa

Ở Sài Gòn, có hai món cháo của người Hoa rất nổi tiếng đó là cháo cá và cháo Tiều. Trong đó, cháo cá của người Hoa được chia làm 2 phần riêng biệt gọi là “núi” và “biển”. “Núi” là phần gạo nở nằm phía trên, còn “biển” là phần nước phía dưới. Cả hai nằm tách riêng chứ không trộn lẫn vào nhau. Dùng kèm với tô cháo lạ này là lòng và trứng cá khá lạ. Cách ăn đúng kiểu của món này là chấm kèm cùng với sa tế.

wanderlust-tip-den-sai-gon-dung-quen-an-nhung-mon-an-ngon-tuyet-cua-nguoi-hoa-5

Cháo Tiều là món ăn gần giống với món cháo lòng của người Việt với các thành phần như: tim, gan, phèo, cật… ngoài ra người Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như nấm rơm, mực tươi và đặc biệt là cho rất nhiều hành lá, gừng thái sợi nên đây là món ăn thích hợp trong ngày se lạnh hoặc với những người bị bệnh cảm.

Ngoài những món ăn kể trên, ẩm thực người Hoa ở Sài Gòn còn rất nhiều món ngon miệng khác như: cơm chiên Dương Châu, vịt quay Bắc Kinh, há cảo, mì chỉ cá, chè hột gà trà…

Thu Hoài (TH) | Wanderlust Tips | Cinet