wanderlusttips phong tuc trung thu 1

Phong tục đón tết Trung thu của các dân tộc tại Trung Quốc

Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc cũng ăn mừng Tết Trung thu như người Hán ở Trung Quốc. Trong khi một vài dân tộc khác lại cúng trăng, thưởng trăng và ăn bánh trung thu, một số khác lại chào mừng theo cách riêng của họ… Hãy cùng Wanderlust khám phá những phong tục độc đáo của các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc vào dịp Tết Trung thu.

wanderlusttips-phong-tuc-trung-thu-1

Dân tộc Dai là một trong những dân tộc thiểu số hưởng ứng việc cúng trăng. Họ tổ chức các trò chơi như chế biến gà lôi và cá, bánh gạo nếp tròn. Các gia đình thờ cúng mặt trăng với lòng thành kính, sau đó họ ăn uống và ngắm trăng sáng.

Phong tục đặc trưng của người Zhuang, trái ngược hoàn toàn với người Dai, họ mời một vị thần từ trên trời xuống trong đêm đặc biệt này. Một bàn cúng tế được lập sẵn ở đầu làng hoặc ở một nơi rộng rãi cho việc thắp hương. Một cây tre hoặc cành cây dài khoảng 13 inches được đặt bên phải cạnh bàn, nơi vị thần được cho là sẽ hạ trần và trở lại thiên đình. Cả nghi lễ gồm có 4 bước, trong đó có một hoặc hai người phụ nữ đóng vai vị thần. Đầu tiên, vị thần được mời hạ thế, tiếp theo đó là màn hát đối giữa dân làng và vị thần, tiếp theo, là dự báo từ vị thần và cuối cùng tiễn thần về thiên đình.

wanderlusttips-phong-tuc-trung-thu

Được đặt cho cái tên “dân tộc sinh ra trên vó ngựa”, tết Trung thu của người Mông Cổ cũng gắn liền với ngựa. Họ cưỡi ngựa trong đêm trăng, đi dọc theo hướng Tây nơi Mặt Trăng mọc. Tục này được gọi là “đuổi theo Mặt Trăng” và họ sẽ không dừng lại cho đến khi Mặt Trăng lặn mất.

Người Tây Tạng lại chúc mừng ngày lễ bằng việc tìm kiếm mặt trăng dọc theo con sông, hay chính xác hơn là hình bóng của mặt trăng phản chiếu xuống sông. Trong đêm đó, thanh niên gái trai, trẻ con sẽ tìm bóng mặt trăng quanh nhà họ trước khi thưởng bánh trung thu.

wanderlusttips-phong-tuc-trung-thu-2

Người Dong ở tỉnh Hồ Nam có tục khá thú vị tên là “đánh cắp rau Mặt Trăng”. Theo như truyền thuyết kể lại, vị thần Mặt Trăng xuống Trái Đất vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch và rải xuống đây những giọt sương ngọt mát. Bởi vì những giọt sương này rất có ý nghĩa với con người, mọi người có thể chia tất cả rau cỏ và trái cây với sương đọng cho bất kì ai. Không ai bị coi là ăn trộm vì nhận rau hoặc trái cây này. Đối với phụ nữ chưa chồng, họ ăn cắp rau và trái cây để mong tìm được người thương, người đã có chồng tin rằng thứ trái cây này có thể giúp họ có những đứa con khỏe mạnh, và với những người đàn ông chưa vợ thì sẽ tìm được hạnh phúc.

Người Mèo thổi Lusheng (một loại nhạc cụ để thổi màu đỏ), hát và nhảy dưới ánh trăng. Người độc thân cố tìm kiếm người bạn đời để bày tỏ tình cảm, thứ tình cảm thuần khiết như ánh trăng vậy.

wanderlusttips-phong-tuc-trung-thu-3

Người Deang tổ chức Tết trung thu khá giống với cử người Mèo. Họ cũng chơi các nhạc cụ như Hulusheng (một nhạc cụ để thổi hình quả bầu). Phụ nữ trẻ và đàn ông cũng bày tỏ tình cảm với nhau trong dịp này. Một vài thậm chí còn đính ước bằng lá trầu không và trà.

Người Axi, một nhánh của dân tộc Yi, tụ tập ở một nơi thoáng mát và nhảy múa suốt đêm. Phần hay nhất là hát tình ca theo phong cách đối bởi những người phụ nữ và thanh niên nam trẻ tuổi. Ngay cả đến măt trăng cũng xúc động với tiếng hát của họ.

Người Oreqen thờ Mặt Trăng bằng cách cúng vật và đặt một thau nước trước vật cúng. Người Tu cũng có tục đặt nước trong thau nhưng họ lại đánh vào bóng phản chiếu của mặt trăng trong chậu nước. Tục này goi là “Đánh Mặt Trăng’.

Ngoài việc thờ cúng trăng, người Hezhen còn thu hoạch nho, để tưởng niệm một phụ nữ chăm làm và thông minh chạy theo mặt trăng bởi cô không thể chịu được sự đối xử tệ bạc của mẹ chồng.

Theo travelchinaguide / Cinet

Xem thêm: Độc đáo bánh trung thu ở các nước Châu Á

Leave A Comment