10 nghi lễ cần biết khi viếng thăm đền ở Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng chú trọng về lễ nghi, đặc biệt ở những nơi linh thiêng như đền thờ thì lại càng có nhiều nghi lễ và nguyên tắc. Nếu đến viếng thăm các ngôi đền ở Nhật Bản, bạn cần ghi nhớ những điều sau để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất cùng với sự tôn trọng văn hóa, phong tục ở nơi đây.

[rpi]

Vị trí của đền thờ trong văn hóa và cuộc sống người dân Nhật

Đền ở Nhật Bản là nơi thờ Thần đạo Shinto – một tôn giáo bản địa của xứ Phù Tang, được gọi là “jinja” trong tiếng Nhật. Để phân biệt với các kiến trúc tôn giáo khác ở Nhật Bản thì tại mỗi ngôi đền luôn có sự hiện diện của cổng torii màu đỏ. Trên khắp đất nước mặt trời mọc có đến khoảng 80.000 ngôi đền khác nhau, giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa cũng như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đời thường của mỗi người dân Nhật.

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Ngay cả khi không theo đạo Shinto, người Nhật vẫn thường đến đền cầu nguyện vào dịp năm mới hoặc các ngày lễ hội khác nhau, cầu đỗ đạt khi thi cử, cầu tình duyên may mắn, sinh đẻ thuận lợi,… hoặc chi đơn giản là đến để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. 

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Với vị trí đặc biệt ấy, đền cũng trở thành một điểm đến cần ghé thăm đối với khách du lịch khi tới Nhật Bản. Viếng thăm một ngôi đền chính là trải nghiệm thú vị và hữu ích để giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về văn hóa truyền thống phong phú của xứ Phù Tang. Và để không trở thành vị khách thiếu tinh tế ở một điểm đến tâm linh, đồng thời nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với phong tục địa phương thì bạn cần ghi nhớ 10 điều sau khi đi đền ở Nhật Bản.

10 nghi lễ cần biết khi đi đền ở Nhật Bản

Cúi đầu trước khi qua cổng torii

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Đặc trưng rõ nét ở mỗi ngôi đền Thần đạo Nhật Bản đó chính là sự hiện diện của cánh cổng torii. Cánh cổng này được quan niệm là ranh giới giữa đất của vùng đất thánh với chốn nhân gian, ngăn cách giữa vương quốc của thần (kami) với thế giới trần tục bên ngoài. Bước qua cánh cổng torii tức là bước vào không gian linh thiêng, vào nhà của thần nên với tư cách là con người, chúng ta phải bỏ mũ ra (nếu đội mũ) rồi cúi đầu chào một lần để thể hiện lòng tôn trọng.

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Không đi trong lối giữa đường sando

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Sau khi cúi chào cổng torii, bạn nên bước bước chân đầu tiên bằng chân trái trên con đường sando dẫn vào đền. Lưu ý rằng bạn cần di chuyển nhẹ nhàng sang lối bên trái hoặc bên phải, tránh đi ngay lối giữa vì đó là lối dành cho các vị thần và người bảo vệ đi qua. 

Nghi lễ thanh tẩy ở temizuya

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Trên đường đến điện thờ, bạn sẽ bắt gặp một chậu hoặc bể phun nước lớn được gọi là temizuya (hoặc chōzuya). Bên cạnh xếp những chiếc muôi lớn bằng gỗ hoặc tre gọi là hishaku. Temizuya là nơi để những người đến đền thanh tẩy, gột sạch bản thân theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Đầu tiên, bạn dùng tay phải cầm muôi múc nước rửa tay trái, rồi đổi muôi sang tay trái để rửa tay phải. Tiếp đó lại chuyển muôi về tay phải, đổ một chút nước vào lòng bàn tay trái và dùng để súc miệng rồi nhổ nước sang bên cạnh bể. Dùng thêm nước để rửa sạch tay trái của bạn lần nữa. Cuối cùng, giữ thẳng đứng muôi cho phần nước còn lại nhỏ xuống tay cầm rồi đặt trả về chỗ cũ.

Nghi lễ thanh tẩy không nên thực hiện vội vàng mà tốt nhất nên theo trình tự duyên dáng, chậm rãi., đảm bảo không để cho phần nước nào mà bạn đã sử dụng rơi lại vào bể và tuyệt đối không được uống nước trực tiếp từ muôi hay nuốt nước. Sau khi đã thanh lọc cả về cơ thể và tâm trí, bạn có thể bước vào khu chính điện của ngôi đền.

Cúng dường trước khi khấn vái

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Đền thờ chính hoặc honden, trong quan niệm người dân Nhật Bản thì là nơi các kami cư trú. Cũng như việc thanh tẩy, việc khấn cầu cũng được thực hiện theo một nghi thức. Đến trước gian thờ chính, bạn sẽ bắt gặp trước bàn thờ một hộp gỗ lớn, là nơi bỏ tiền cúng dường cho đền thờ. Cúi nhẹ đầu, sau đó bạn hãy tung nhẹ nhàng một đồng xu vào hộp trước mặt. 

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Theo truyền thống, người ta thường ném những đồng xu 5 yên (chỉ hơn 1.000 đồng) vì số tiền đó được phát âm là “go-en”, gần giống với từ “gắn kết”. Cách chơi chữ này để cầu chúc may mắn và có kết nối tốt đẹp với các kami của đền thờ. Số tiền ủng hộ này không phải quy định bắt buộc và bạn có thể bỏ ra số tiền tùy tâm. Nếu không có tiền xu Nhật Bản thì bạn cũng có thể dùng tiền xu nước ngoài vì thành tâm mới là điều quan trọng nhất.

Rung chuông trước khi khấn vái

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Ở một số ngôi đền sẽ có thêm một chiếc chuông treo trên hộp cúng dường. Hãy sử dụng sợi dây kèm theo để rung chuông 2 hoặc 3 lần để báo với các vị thần là bạn đang có mặt tại đây.

Cúi hai lần, vỗ tay hai lần và cúi thêm lần nữa khi cầu nguyện

Bạn cầu nguyện tại các ngôi đền ở Nhật Bản bằng cách cúi đầu thật sâu 2 lần, vỗ tay 2 lần rồi cúi đầu thật sâu thêm 1 lần nữa (được gọi là nirei nihakushu ichirei). Khi bạn vỗ tay, hãy chắc chắn rằng tay phải của bạn phải thấp hơn tay trái một chút. Những lời thỉnh cầu không cần được thốt lên bằng lời mà bạn hãy lặng lẽ truyền đạt bằng ý nghĩ thành tâm khi đang chắp tay trong tư thế cầu nguyện. 

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Cách khấn trong đền ở Nhật Bản

Nếu đến viếng thăm đền lần đầu tiên, bạn phải bắt đầu bằng bằng phần giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ trước khi khấn cầu điều mong muốn. Vào những lần sau, phần giới thiệu này có thể rút gọn cho đơn giản hơn.

Lấy một tấm bùa hộ mệnh hoặc thẻ may mắn

Sau khi cầu nguyện, người Nhật Bản thường có thói quen mua cho mình một tấm bùa hộ mệnh tại đền, được gọi là omamori, đeo theo bên người để mang lại may mắn và tránh tai ương. Ngoài ra thì mọi người còn mua omikuji, giống như thẻ bói toán, có ghi điều may, phước lành lớn (dai-kichi) đến điềm xấu, lời nguyền lớn (dai-kyo). 

Thông thường với 100 yên, bạn có thể mua một omikuji và đọc dự báo vận may về các vấn đề như sức khỏe, tài lộc, tình yêu,… trong tương lai của mình. Nếu rút được tấm thẻ may mắn bạn hãy giữ nó bên mình. Nếu lấy phải một tấm thẻ xấu thì cũng đừng lo lắng. Theo phong tục của người Nhật Bản thì họ sẽ buộc tấm thẻ xấu đó vào một cành cây hoặc dây gần đó để những điều xui xẻo sẽ ở lại khi bạn rời khỏi điện thờ.

Viết một điều ước lên thẻ ema

10 nghi lễ cần biết khi đến viếng thăm đền ở Nhật Bản | Wanderlust Tips

Một phong tục khác của người Nhật Bản khi đến các đền thờ Thần đạo đó là mua ema, một tấm thẻ gỗ  nhỏ để bạn có thể viết điều ước của mình sau đó treo lên trước khi ra về. Các tấm thẻ này sau đó sẽ được đem đốt trong những ngọn lửa linh thiêng tại đền và ước mơ của bạn sẽ theo mây khói đến được với thần linh.

Cúi chào ở cổng Torii một lần nữa

Khi rời khỏi điện thờ, bước qua cổng torii, bạn hãy quay mặt về phía điện thờ chính và cúi đầu một lần nữa. Đây là lời chào và lời cảm ơn kami đã cho bạn đến thăm nơi ở của họ.

Wanderlust Tips | Cnet