8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo
Trải qua một năm 2021 nhiều biến động và khó khăn, chúng ta lại hướng tới một năm 2022 với những háo hức, mong chờ. Nghi lễ đưa tiễn Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp sắp tới là một dịp quan trọng để nói lời tạm biệt với một năm cũ sắp qua và bạn không nên bỏ qua 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo.
[rpi]
Cuối năm, mọi người lớn trẻ trong nhà lại nô nức dọn dẹp, sửa soạn tươm tất nhà cửa và mâm cỗ để tiễn các vị Táo Quân về chầu Ngọc Hoàng sau một năm dài. Với mong muốn sẽ nhận được những điều tốt đẹp cho năm mới, chúng ta cần chắc chắn mọi lễ nghi,cỗ bàn đều được hoàn thành một cách chỉnh chu và thành kính nhất. Sau đây là 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo bên cạnh 10 điều kiêng kỵ trong Tết cổ truyền
Những lễ vật cần chuẩn bị
Điều đầu tiên cần ghi nhớ trong 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo đó là chuẩn bị đủ và đúng những lễ vật cho lễ cúng.
Bộ Ông Công Ông Táo và tiền vàng
Về đồ mã, gia chủ cần chuẩn bị ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Chi tiết bao gồm: 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ cho Táo ông và một mũ cho Táo bà; một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ (màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân, màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa, màu trắng, hoặc màu xanh cho thần Thổ Kỳ); vàng thuyền, vàng thỏi cho ba vị mỗi vị 99 nén. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo.
Cá chép
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, lễ vật phải có 3 con cá chép (hay cá vàng), ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất, tuy nhiên tục lệ này sẽ có sự khác nhau tuy vùng miền. Ngoài Bắc, mọi người thường chọn mua 3 cá chép sống, thả trong châu để cạnh mâm cúng. Những con cá chép này sẽ được phóng sinh sau khi lễ cúng đã hoàn thành. Người miền Trung và miền Nam lại chuộng dùng cá chép giấy hơn.
Cỗ mặn
Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng Ông Công Ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải chỉnh chu, trang trọng nhằm thể hiện lòng thành của chủ nhà. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
Cần lưu ý rằng việc làm các mâm cỗ cần dựa vào hoàn cảnh điều kiện của gia đình. Nhiều người quan niệm phải mâm cao cỗ đầy mới tỏ rõ lòng thành nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn không đúng, và đi ngược lại hoàn toàn những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng này. Các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cúng sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị.
Những điều kiêng kỵ khi làm lễ
Không thực hiện lễ cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp
Điều kiêng kỵ đầu tiên trong 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo đó là không thực hiện lễ cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Thời gian từ sau 12 giờ trưa ngày 23 trở đi, các Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời và không thể nhận lễ được nữa bởi vậy lễ cúng Ông Công Ông Táo cần được thực hiện trước thời điểm này. Bạn có thể cúng từ tối 22 tháng Chạp hoặc sáng sớm ngày 23 (trước 12 giờ).
Khi cúng, gia đình chỉ cần đợi đến lúc hương cháy được 2/3 là có thể bắt đầu hóa vàng mã và tiễn các Táo về trời.
Không đốt tiền âm phủ
Các vị Táo quân đều là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm nên không nên đốt tiền âm phủ làm lễ cho các Ông.
Không đặt lễ cúng trên bàn thờ Phật
Mâm lễ cúng Táo Quân có thể đặt trên một cái bàn nhỏ để dưới ban thờ gia tiên hoặc ban thờ Táo Quân nhưng tuyệt nhiên không được để ở ban thờ Phật hoặc đặt trong bếp. Điều này là do thờ cúng Táo Quân là tín ngưỡng thờ thánh, khác với tín ngưỡng thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời.
Không xin tài lộc, sung túc
Các Táo về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong năm vừa rồi vì vậy không nên xin tiền tài, công danh, chỉ nên xin các Táo bẩm báo việc tốt gia chủ là làm được với Ngọc Hoàng.
Không thả cá chép từ trên cao xuống
Điều cuối cùng trong 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo chính là không thả cá chép từ trên cao (trên cầu) xuống.
Sau khi cúng, các gia đình sẽ phóng sinh cá chép ra ao, hồ hoặc sông. Khi thả, nên dùng tay nâng nhẹ cá chép và từ từ thả xuống nước, tuyệt đối không được ném cả túi cá chép xuống sông hồ hoặc thả cá từ trên cầu xuống.
Hình thức phóng sinh cá chép là hành động mang tính nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt nên những hành động phóng sinh thiếu ý thức, vô tâm không chỉ phá hỏng ý nghĩa của nghi lễ này mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tổn hại môi trường.
Và trên đây là 8 điều nên và không nên khi cúng Ông Công Ông Táo mà bạn nên ghi nhớ bởi vậy các cụ nhà ta mới có câu “Có thờ có thiêng. Có kiêng có lành”. Chú ý những chi tiết nhỏ có thể sẽ giúp bạn cùng gia đình có một năm mới thuận buồm xuôi gió, bình an như ý.
Wanderlust Tips | Cnet