Nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu bất tử

Hình ảnh chiếc nhẫn cưới đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta, không chỉ là một vật trang sức đơn thuần, nhẫn cưới còn là biểu tượng cho tình yêu và sự chung thủy, là vật đính ước giữa hai người yêu nhau.

[rpi]

NGUỒN GỐC RA ĐỜI CHIẾC NHẪN CƯỚI

Theo những tài liệu ghi chép được, nhẫn cưới xuất hiện khoảng 4.800 năm TCN, khởi sinh đầu tiên từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập xem vòng tròn của chiếc nhẫn là một sự tuần hoàn bất biến không có điểm kết thúc, cũng đại diện ý nghĩa về một tình yêu bất tử trong cuộc đời.

Một thời gian sau, khi chiếc nhẫn bắt đầu xuất hiện trong thế giới của người Hy Lạp, những người con gái khi đồng ý đeo nhẫn cũng đồng nghĩa với việc cô ấy sẽ bị trói buộc cả về tinh thần và luật pháp trong đời sống hôn nhân, không còn được tự do như trước.

Ngày nay, chiếc nhẫn cưới trở nên phổ biến và gần như trở thành một phần không thể thiếu đối với lễ cưới và giao ước của những người yêu nhau. Và theo thời gian, biểu tượng nhẫn cưới không còn mang tính hà khắc và khô khan như ý nghĩa thời Hy Lạp mà quay về với ý nghĩa ban đầu là đại diện cho một tình yêu bất tử, không bao giờ kết thúc.

tạp chí wanderlust tips | Nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu bất tử

Vào thời kì cổ đại, nhẫn cưới được làm bằng sắt. Một phần vì các cư dân thời đó chưa tìm ra vàng; một phần vì ở thời điểm ấy, sắt đại diện cho sức mạnh và sự vững bền, những đồ vật được làm bởi sắt luôn được coi là mạnh nhất và tốt nhất. Trải qua quá trình lao động, người ta tìm ra vàng, một kim loại quý, màu sắc đẹp và không bị han rỉ, từ đó nhẫn cưới được làm bằng vàng.

Ngày nay, nhẫn cưới được làm bằng vàng vẫn chiếm ưu thế phổ biến trên thị trường, tuy nhiên với những sáng tạo về thiết kế, nhẫn cưới đa dạng hơn với các chất liệu bằng bạc, bằng vàng trắng và có những họa tiết hay các trang sức đính kèm như đá quý, kim cương, ngọc trai.

tạp chí wanderlust tips | Nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu bất tử

NHẪN CƯỚI ĐƯỢC TRAO Ở NGÓN ÁP ÚT BÀN TAY TRÁI

Việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái chỉ là một thói quen của mọi người. Cho đến năm 1950 khi con trai của vua Henry VIII viết cuốn “The Book of Common Prayer”, trong đó viết đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón áp út bàn tay trái sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới. Từ đó vị trí đeo nhẫn dường như được nghi thức hóa không chỉ ở nước Anh mà ở trên toàn thế giới. Cũng có một số nơi ngoại trừ như: một số phụ nữ vùng Scadinavia (khu vực Bắc Âu) lại đeo 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ. Hay những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì với họ đó là ngón tay mà họ chỉ vào kinh Torah khi đọc.

Vị trí đeo nhẫn ngón áp út theo quan niệm của người Hy Lạp và Ai Cập còn được giải thích rằng bởi có một mạch trong cơ thể (theo tiếng La Tinh được gọi là vena amoris) chạy trực tiếp từ ngón áp út tới trái tim. Vì vậy khi mang nhẫn ở ngón này như một biểu tượng thể hiện tình yêu và gắn kết tình yêu.

tạp chí wanderlust tips | Nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu bất tử

Thời kì nước Anh cổ đại, tại lễ cưới, chú rể sẽ đặt nhẹ chiếc nhẫn lên bàn tay cô dâu theo thứ tự từ ngón tay cái tới ngón trỏ, ngón giữa và nói rằng “nhân danh cha, con và thần thánh”, khi nói hết câu chú rể mới  đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh – ngón áp út của bàn tay trái.

Còn với người Trung Quốc cổ, họ quan niệm rằng ý nghĩa 5 ngón tay: ngón cái – cha mẹ, ngón trỏ – bạn bè và anh em, ngón giữa tượng trưng cho chính bản thân, ngón áp út – người mà mình yêu, ngón út – con cái. Vì vậy chiếc nhẫn biểu tượng của sự gắn bó trong tình yêu sẽ được đeo vào ngón áp út của bạn đời trong ngày cưới của cả hai người.

Trước đây, nam giới không mang nhẫn cưới, việc mang nhẫn chỉ cho cả nam và nữ bắt đầu thịnh hành từ những năm đầu thế kỉ XX. Bởi việc mang nhẫn cưới trước đó một phần tạo sự ràng buộc đối với nữ giới về lòng chung thủy. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, những cuộc chia li ngày càng nhiều, và chiếc nhẫn trở thành vật thiêng liêng để người con trai khi ở chiến trận nhớ về cô gái của mình. Từ đó chiếc nhẫn đồng thời được mang trên tay của cả nam và nữ.

tạp chí wanderlust tips | Nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu bất tử

Ngày nay, có rất nhiều những đồ vật ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa, nhưng có lẽ chiếc nhẫn vẫn luôn là biểu tượng quý giá và thiêng liêng hơn cả.

Wanderlust Tips | Cinet