Bí ẩn ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Đến nay, người ta vẫn không thể lý giải tại sao con người có thể xây dựng một đại công trình từ một khối đá duy nhất như Kailasa. Cùng Wanderlust Tips đến Ấn Độ để khám phá ngôi đền Kailasa – công trình kiến trúc không tưởng được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhé!

[rpi]

CÔNG TRÌNH KHÔNG TƯỞNG CỦA CON NGƯỜI HAY KẺ ĐẾN TỪ HÀNH TINH KHÁC?

Ngôi đền Kailasa nằm ở phía Tây Maharashtra, Ấn Độ được biết đến là công trình thứ 16 trong tổng số 24 ngôi đền và tu viện trong hang động Ellora. Đây là quần thể bao gồm các di tích có niên đại từ 600 đến 1.000 năm Sau công nguyên, trong đó ngôi đền Kaisala làm từ đá cự thạch nằm sâu trong lòng đất có lẽ là di tích được nhiều người biết đến nhất.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Khám phá ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Mang phong cách kiến trúc Dravidian, đền Kailasa có chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Tổng thể ngôi đền cao khoảng 3 tầng, với một sân đền có hình móng ngựa cùng một tháp Gopuram ở lối vào. Trước chính điện là tượng con bò Nandi – vật cưỡi của thần Shiva. Những bức chạm khắc khổng lồ trên đá ở đây mô tả các vị thần Hindu. Vì vậy, nơi đây còn được coi là đại công trình nghệ thuật nổi bật bậc nhất tại Ấn Độ.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Khám phá ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Điều khiến cho ngôi đền Kailasa trở nên nổi tiếng nằm ở toàn bộ công trình khổng lồ này được tạo ra bởi quá trình tạc một khối đá duy nhất ẩn trong lòng đất. Theo ghi chép, kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là “khắc từ đá tảng”. Tuy nhiên, người ta vẫn không tài nào hiểu được làm cách nào mà người xưa tách đá tảng ra khỏi núi đá 30m để làm các cột trụ, trong khi thời đó họ chỉ mới biết dùng búa, đục và sử dụng voi kéo.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Khám phá ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Ước tính có khoảng 200.000 tấn đá đã được di dời để tạo nên ngôi đền Kailasa. Như vậy, cần ít nhất 20 năm xây dựng liên tục không ngừng nghỉ, bất kể mưa gió, bão bùng để công trình này được hoàn thiện. Vì vậy, không ít người tin rằng công trình đền Kailasa này, cùng với Kim tự tháp Ginza, là những tác phẩm của người ngoài hành tinh trên Trái Đất.

Đến nay, người ta chưa thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào về người đã xây dựng ngôi đền Kailasa. Dù vậy, các học giả thường gắn nó với vua Rachtrakuta Krishna I, trị vì từ khoảng năm 756 đến năm 773 Sau Công nguyên.

TRUYỀN THUYẾT XUNG QUANH NGÔI ĐỀN

Có một truyền thuyết cổ xưa được cho gắn liền với ngôi đền Kailasa này. Theo một câu chuyện viết bằng Katha-Kalpataru của Krishna Yoajnavalki, xa xưa có một vị vua bị ốm nặng, hoàng hậu của ông đã cầu nguyện với thần Shiva rằng nếu chồng bà khỏi bệnh, bà sẽ xây một ngôi đền mang tên Shiva và nhịn ăn cho đến khi hoàn thành Shikhara – chính là đỉnh tháp của ngôi đền.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Khám phá ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Nhà vua đã nhanh chóng khỏe lại và việc xây dựng ngôi đền được bắt đầu. Thế nhưng, cả vua và hoàng hậu đều nhận ra một sự thật kinh hoàng rằng sẽ mất rất nhiều năm nữa Shikhara mới có thể được hoàn thiện. May mắn thay, một kỹ sư thông thái đã có sáng kiến xây dựng ngôi đền từ đỉnh núi, nhờ đó Shikhara đã xuất hiện chỉ trong vòng 1 tuần lễ. Điều này đã giúp hoàng hậu thực hiện được đầy đủ lời hứa của mình là xây dựng đền thờ thần Shiva và nhịn ăn. Đó là câu chuyện giải thích cho việc vì sao ngôi đền này được xây từ trên xuống.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Khám phá ngôi đền Kailasa được tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

Ngoài ra, một sự kiện lạ lùng khác đã xảy ra vào năm 1682 liên quan đến ngôi đền này. Lúc bấy giờ, vua Aurangzeb – một tín đồ Hồi giáo đã ra lệnh cho hàng ngàn người phá hủy kiến trúc này nhưng trong suốt 3 năm, họ chỉ có thể phá hủy vài bức tượng. Cuối cùng, vị vua này đã quyết định từ bỏ việc phá dỡ. Người Hindu tin rằng đây chính là sức mạnh của thần linh.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cinet