UNESCO công bố 34 Di sản Thế giới mới

Mới đây, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã bổ sung 34 điểm đến vào danh sách Di sản Thế giới sau một năm trì hoãn vì dịch Covid-19.

[rpi]

UNESCO lần đầu công bố các Di sản Thế giới vào năm 1978. Trải qua hơn 4 thập kỷ, việc được UNESCO công nhận trở thành Di sản Thế giới là một vinh dự lớn đối với các điểm đến.

Mới đây, tổ chức này đã công bố bổ sung 34 điểm đến trên thế giới vào danh sách Di sản Thế giới sau một năm trì hoãn vì dịch Covid-19. Các điểm đến phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định để lọt vào danh sách, trong đó có “giá trị phổ quát nổi bật”, “là minh chứng độc đáo cho truyền thống văn hoá hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất”, hoặc “có hiện tượng, vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và có tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ”.

34 Di sản Thế giới mới vừa được UNESCO công nhận - Wanderlust Tips
Việc được UNESCO công nhận trở thành Di sản Thế giới một vinh dự lớn đối với các điểm đến. Trong ảnh là Tuyến đường sắt xuyên Iran.

Trong số 34 Di sản thế giới được ghi danh lần này, hơn 1 nửa nằm tại tại các quốc gia châu Âu. Dưới đây là một số điểm đến nổi bật trong danh sách, cùng Wanderlust Tips điểm danh xem chúng là những đâu nhé!

Ngọn hải đăng Cordouan, Pháp

UNESCO ghi danh ngọn hải đăng Cordouan, Pháp và mô tả đây là một kiệt tác về báo hiệu hàng hải. Được xây dựng từ năm 1584 cho đến năm 1611, đây là ngọn hải đăng lâu đời nhất tại Pháp vẫn còn hoạt động. Đôi khi được gọi là “Versailles của biển” hay “Hải đăng của các vị vua” hoặc thậm chí là “Vua của các ngọn hải đăng”, đây là ngọn hải đăng đầu tiên được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia tại Pháp vào năm 1862.

Công trình này được đánh giá là kiệt tác thời Phục hưng, là sự kết hợp của cung điện hoàng gia, nhà thờ và pháo đài. Ngọn hải đăng Cordouan thể hiện các giai đoạn vĩ đại của lịch sử kiến ​​trúc và công nghệ báo hiệu hàng hải.

Cordouan là ngọn hải đăng cuối cùng có người ở tại Pháp và cũng là ngọn hải đăng thứ hai sau tháp Hercules ở La Coruña (Tây Ban Nha) được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

p 8
Ngọn hải đăng Cordouan, Pháp.

Đại lộ Paseo del Prado, Madrid, Tây Ban Nha

Đến với Tây Ban Nha chắc chắn du khách sẽ ấn tượng bởi những kiến trúc mang đậm tính hoàng gia nơi đây. Đại lộ Paseo del Prado một trong những đại lộ chính, có lịch sử lâu đời, nằm ở trung tâm thủ đô Madrid, là điểm du lịch văn hóa quan trọng của thành phố này. Đại lộ Paseo del Prado bao gồm một số đài kỷ niệm và khu vườn có tầm nhìn lịch sử và nghệ thuật được xây dựng vào thế kỷ18 cho dự án đô thị Hall of Prado.

Đi cùng với dự án này là nhiều sân trang trí và cảnh quan được xây dựng, những công trình kiến trúc nổi bật như: Tòa nhà Villanueva, trụ sở của Bảo tàng Prado, Vườn thượng uyển Sabatini và đài phun nước Neptune, Cibeles and Apollo.

34 Di sản Thế giới mới vừa được UNESCO công nhận - Wanderlust Tips
Đại lộ Paseo del Prado – thủ đô Madrid – Tây Ban Nha.

Chuỗi bích hoạ thế kỷ 14 tại Padua, Italy

Italy, đất nước có nhiều Di sản thế giới nhất được công nhận bởi UNESCO, tiếp tục ghi tên vào danh sách với Chuỗi bích hoạ thế kỷ 14 tại Padua. Địa điểm này bao gồm 8 khu phức hợp tôn giáo trong thành Padua, lưu giữ và tuyển chọn các bức bích họa được vẽ từ năm 1302 đến năm 1397 bởi các nghệ sĩ khác nhau, song chúng vẫn duy trì sự thống nhất giữa phong cách và nội dung.

Những bức bích họa được treo ở đây chủ yếu thuộc về thời kỳ vàng son của thành phố Padua, trước khi nó bị rơi vào sự cai trị của Venice. Trong đó, nổi bật là chuỗi bích họa tại Nhà nguyện Scrovegni của Giotto, đánh dấu khởi đầu của sự phát triển mang tính cách mạng trong lịch sử vẽ tranh tường.

image00001
Chuỗi bích hoạ thế kỷ 14 tại Padua – Italy.

Tuyến đường sắt xuyên Iran

Đường sắt xuyên Iran, mang tên North-South Railroad nối với biển Caspi ở phía đông bắc và vịnh Ba Tư ở phía tây nam, có phong cảnh kỳ vĩ khi phải băng qua 4 khu vực khí hậu khác nhau gồm hai dãy núi, sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng. Công trình được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào 1938, trải dài 1.394 k.

Tuyến đường sắt này đáng chú ý khi đi qua đi qua nhiều địa hình đèo dốc, trong đó có 2 dãy núi, 174 cây cầu lớn, 186 cầu nhỏ và 224 đường hầm, trong đó có 11 đường hầm xoắn.

Với quy mô, mức độ phức tạp, cũng như giá trị về cảnh quan, kiến trúc, tuyến đường sắt xuyên Iran gần 100 tuổi này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

34 Di sản Thế giới mới vừa được UNESCO công nhận - Wanderlust Tips
Tuyến đường sắt xuyên Iran.

Nhà thờ Hồi giáo phong cách Sudan, Bờ Biển Ngà

Ở phía bắc Bờ Biển Ngà, nhà thờ Hồi giáo phong cách Sudan cũng nằm trong danh sách Di sản Thế giới mới được công nhận. Công trình với tổng cộng 8 công trình bằng gạch nung được làm từ những thanh gỗ với các cột trụ thẳng đứng được gắn bằng gốm hoặc trứng đà điểu và các ngọn tháp nhỏ. Địa danh này mang giá trị lịch sử to lớn khi được xem là bằng chứng quan trọng về hoạt động thương mại xuyên sa mạc Sahara.

th
Nhà thờ Hồi giáo phong cách Sudan, Bờ Biển Ngà

Khu văn hóa Hima, Ả Rập

Khu văn hóa Hima nằm trong một khu vực đồi núi khô cằn ở phía tây nam Saudi Arabia, trên một trong những tuyến đường lữ hành cổ của bán đảo Ả Rập. Nơi đây gây ấn tượng với những tảng đá khắc hình nghệ thuật, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau mô tả hoạt động săn bắn, động thực vật và lối sống của một nền văn hóa 7.000 năm.

Khu văn hóa này cũng rất phong phú về các nguồn khảo cổ chưa được khai thác dưới dạng các ngôi nhà, cấu trúc đá, tàn tích công cụ đá và giếng cổ.

Đền Kakatiya Rudreshwara(Ramappa), Telangana, Ấn Độ

Thường được biết đến với tên gọi “Đền Ramappa”, Đền Kakatiya Rudreshwara, Ấn Độ là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Đền thờ nằm trong một thung lũng ở làng Venkatapur của quận Mulugu, một ngôi làng nhỏ bé đã trải qua những ngày vinh quang vào thế kỷ 13 và 14.

Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Sảnh trước của thánh điện có rất nhiều cột trụ chạm khắc đã được định vị để tạo ra hiệu ứng kết hợp giữa ánh sáng và không gian. Các cột tròn bên ngoài có các chân đế lớn bằng đá bazan màu đen. Chúng được chạm khắc những con vật thần thoại, vũ nữ hoặc nghệ sĩ đang nhảy múa.

34 Di sản Thế giới mới vừa được UNESCO công nhận - Wanderlust Tips
Đền Kakatiya Rudreshwara (Ramappa), Telangana, Ấn Độ.

Ngôi đền được đặt theo tên của nhà điêu khắc Ramappa, người đã xây dựng nó, và có lẽ là ngôi đền duy nhất ở Ấn Độ được đặt theo tên của một người thợ thủ công đã xây dựng nó. Đền Kakatiya Rudreshwara(Ramappa) là điểm đến thích hợp cho du khách yêu thích nền kiến trúc đặc sắc hòa trộn cùng nét văn hóa độc đáo ở Ấn Độ.

Trung tâm giao thương của thế giới thời Tống-Nguyên ở Tuyền Châu, Trung Quốc

Trung tâm giao thương của thế giới thời Tống-Nguyên ở Tuyền Châu, Trung Quốc nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, nơi đây từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là “thành phố vĩ đại”. Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại.

Quần thể di sản này bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố. Đây là địa danh có giá trị lịch sử lớn khi chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh của thương mại hàng hải ở châu Á. Địa điểm này bao gồm các công trình tôn giáo và một loạt các di tích khảo cổ học.

Bên cạnh những địa điểm nổi bật trên, còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác được UNESCO công nhận trong danh sách Di sản Thế giới năm 2020-2021 này. Có thể kể tới như khu nghệ thuật Mathildenhohe tại Darmstadt (Đức), di sản đa quốc gia Great Spa Towns tại 7 nước châu Âu; nhà thờ Atlantida ở Uruguay,.. Khu vực châu Mỹ còn có các di sản mới là Sítio Roberto Burle Marx, Brazil; Khu phức hợp địa cổ Chankillo, Peru

Hay những thắng cảnh tự nhiên đã được đưa vào danh sách, trong đó có Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, Thái Lan; Rừng nhiệt đới và Đầm lầy Colchic, Georgia; Bãi bồi thủy triều của Hàn Quốc, Getbol… cùng các điểm đến văn hóa trên khắp thế giới.

Một dấu ấn trong kỳ họp lần này là Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã thông qua việc xóa bỏ thành phố cảng Liverpool của Anh khỏi danh mục Di sản thế giới. Ngoài ra, di tích khu mỏ Rosia Montana tại Romania là Di sản thế giới thứ 52 bị đưa vào danh sách Di sản thế giới đang bị đe dọa.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cnet