Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Rạn san hô Great Barrier đã bị tàn phá bởi lốc xoáy, bị tẩy trắng và sao biển nhiễm nọc độc. Các sáng kiến ​​về môi trường đến từ các nhà khai thác du lịch ủng hộ sinh thái bền vững hứa hẹn sự tái sinh của Di sản Thế giới này.

[rpi]

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

1. Khám phá bất ngờ về quy trình sinh sản của san hô và nỗ lực tái tạo lại hệ sinh thái san hô của các nhà khoa học

Giáo sư Peter Harrison, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Biển tại Đại học Southern Cross ở New South Wales cùng với ông Harrison  – một “nhà nghiên cứu về san hô” – đã nghiên cứu về sinh vật này trong hơn ba thập kỷ, và chính chủ đề này đã đưa họ và một nhóm các nhà chức trách quán lý Rạn san hô Great Barrier khác đến với Trạm nghiên cứu Đảo Heron ngoài khơi bờ biển Queensland. Họ tới đây để thảo luận về loài sinh vật sống lớn nhất thế giới này, tìm hiểu xem nó đã phải trải qua những gì, các bộ phận hiện đang phát triển như thế nào, khoa học và du lịch đang làm gì để gìn giữ và duy trì nó,…

“San hô là những sinh vật rất đơn giản. Dù chúng có vẻ khá nhàm chán nhưng chúng là những loài động vật đặc biệt với nhiều con cùng tham gia vào các sự kiện sinh sản hàng loạt, tạo ra một… biển trứng san hô”, ông Harrison nói. Đó là một nhận xét vừa kinh hoàng (không người bơi lội đại dương nào muốn nghe điều này khi họ vô tình uống một ngụm nước), nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa khoa học quan trọng – việc san hô sinh sản theo quy mô lớn đã được phát hiện cách đây hơn ba thập kỷ và lên đến đỉnh điểm ở các dự án tái tạo rạn san hô tiên phong trên khắp Philippines và Úc.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Quay lại những năm 1980, khi Harrison và các nhà khoa học môi trường đang du ngoạn quanh Đảo Magnetic nằm ngoài khơi bờ biển Townsville ở Bắc Queensland, các nhà nghiên cứu nhận thấy một vết loang màu hồng nhạt bất thường bao phủ một diện tích lớn bề mặt biển. Sau đó họ phát hiện ra đó chính là “một trận bão tuyết” của các giao tử (trứng và tinh trùng) san hô được giải phóng trong một đợt sinh sản điên cuồng hàng năm của loài. Harrison nhớ lại: “Đó là một trong những sự kiện sinh sản vĩ đại của thế giới, và nó đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về cách thức sinh sản của san hô.”

Thực tế là trứng san hô sau khi được thụ tinh sẽ nổi nhấp nhô trên mặt biển thay vì định cư để tạo ra các hệ thống rạn san hô mới, điều này đồng nghĩa là phần lớn chúng sẽ bị cá ăn. Kể từ khi phát hiện ra, Harrison đã nỗ lực tìm cách để giúp trứng san hô đến được đúng nơi cư trú mới an toàn – các thảm san hô khác để tái tạo hệ sinh thái. 

Trong sáu năm qua, những nỗ lực đó đã tập trung vào một kỹ thuật gọi là gieo giống lại ấu trùng, bao gồm việc bắt trứng và tinh trùng san hô trong quá trình sinh sản và sau đó thả chúng vào bể để chúng có thể phát triển thành ấu trùng. Các san hô “con” sau đó được chuyển tới các rạn san hô bị suy thoái để tái định cư. Đó là một quá trình chậm, nhưng Harrison đã hoàn thành dự án trồng ấu trùng thứ 14 của mình và đạt tỷ lệ thành công 100% về khả năng phục hồi san hô.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Cuối năm ngoái, Harrison đã thử nghiệm quy trình tương tự trên rạn san hô Great Barrier, nhưng lần này sử dụng một robot thể thực hiện chứ không phải con người. Thiết bị lặn tự động này ban đầu vốn được tạo ra để diệt trừ sao biển gai, nay lại được sử dụng lại để tái tạo san hô thông qua việc phân bổ lại ấu trùng nhanh chóng. Kết quả cuộc thử nghiệm đã thành công như những nỗ lực trước đó.

Các dự án này đã giúp định hình khả năng tồn tại và phục hồi trong tương lai của rạn san hô Great Barrier, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận mà Deloitte Access Economics gần đây đã định giá 56 tỷ đô la Úc (38 tỉ đô la Mỹ), dựa trên việc thu hút hai triệu du khách mỗi năm và hỗ trợ hơn 64.000 việc làm. Rạn san hô cũng rất có giá trị đối với hành tinh, ông Harrison nói: “Giá trị của rạn san hô tương đương với một rừng mưa về đa dạng sinh học bởi số lượng và sự phong phú của các loại sinh vật trong các rạn san hô cao hơn nhiều so với bất kỳ loại môi trường biển nào khác.”

2. Sự hồi sinh của rạn san hô Great Barrier sau cuộc càn quét của thiên nhiên

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Sở hữu hơn 2.900 rạn san hô riêng lẻ và 900 hòn đảo, rạn san hô Great Barrier trải dài 2.300km từ mũi Bán đảo Cape York ở phía Bắc Queensland đến Bundaberg ở phía nam với tổng diện tích là 344.400 km2 – một diện tích lớn hơn New Zealand, Nhật Bản, Đức hoặc Malaysia hoặc 70 triệu sân bóng đá. 

Có thể nói, đây là một trong những hệ sinh thái phức tạp nhất trên trái đất, nuôi dưỡng 10% vườn san hô toàn cầu và cùng các loài cá trên thế giới, bao gồm 30 loại cá voi, cá heo, 6 loài rùa biển đến đây sinh sản, cùng với 215 loại chim khác nhau.

Nhưng tài sản thiên nhiên quý giá nhất của Úc cũng là một trong những tài sản mong manh nhất của nó, với rạn san hô thường xuyên bị sạt lở bởi các mối đe dọa như biến đổi khí hậu (nhiệt độ đại dương ấm hơn dẫn đến hiện tượng tẩy trắng san hô, như đã thấy vào năm 2016 ở phía bắc Đảo Lizard) và các cơn lốc xoáy, như cũng như sao biển gai khi chúng ăn các polyp san hô. 

Tháng 3/2017, trận lốc xoáy Debbie đã xé toạc quần đảo Whitsunday nổi tiếng, sức gió kéo dài 250km của nó đã phá hủy những hòn đảo và khu nghỉ dưỡng cát trắng mịn màng và một phần của rạn san hô bị hủy hoại. Với thiệt hại cho ngành du lịch ước tính khoảng 1,4 tỷ đô la Mỹ, sự kiện này có thể gây ra thiệt hại lâu dài. Nhưng chỉ ba năm sau, khu vực này đã được phục hồi trở lại.

Sự phục hưng bắt đầu với sự lột xác to lớn của Bãi biển Airlie với hàng cọ trồng dọc theo lối đi dạo ven biển, biến nó từ một cửa ngõ rạn san hô thành một điểm đến nổi tiếng. Các quỹ hỗ trợ cũng đã được sử dụng để đầu tư vào Sân bay Bờ biển Whitsunday, mở rộng nhà ga và bổ sung một bể cá 20.000 lít chứa đầy 100 loài cá và san hô khác nhau. Bên cạnh đó còn có Freedom Shores – một khách sạn theo chủ đề hàng hải, nơi các bungalow được thiết kế giống như thuyền đánh cá và quầy bar ngoài trời nằm trên thân tàu.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Chỉ cách 20km về phía đông nam trên Long Island, Elysian Retreat là khu nghỉ mát với 10 biệt thự được vận hành hoàn toàn từ năng lượng mặt trời đầu tiên ở rạn san hô Great Barrier. Khu nghỉ dưỡng Daydream Island Resort cũng đã mở cửa trở lại gần đó, cho thấy một công trình cải tạo trị giá hàng triệu đô la bao gồm một đài quan sát dưới nước và rạn san hô sống, một thủy cung bao quanh 1,5 triệu lít do ba nhà sinh vật biển quản lý.

Hayman Island Resort là một trong những địa điểm quyến rũ nhất của Whitsundays với vốn đầu tư trị giá hơn 92 triệu đô la Mỹ. Tại đây bạn sẽ được trải nghiệm sống trong ngôi nhà Bãi biển Hayman ba phòng ngủ, thiết lập các sáng kiến ​​bền vững như công nghệ tiết kiệm năng lượng, máy nghiền để tái chế thủy tinh thành cát, loại bỏ nhựa sử dụng một lần và một cửa hàng bán kem chống nắng thân thiện với rạn san hô. Du khách được đưa đến Hayman bằng một chiếc du thuyền sang trọng khởi hành từ Đảo Hamilton gần đó.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Không thể không kể tới công trình khách sạn dưới nước đầu tiên tại Úc của công ty tour du lịch Cruise Whitsundays với những phòng ‘Reefsuites’ nhìn ra những rạn san hô rực rỡ tuyệt đẹp. Sau một ngày lặn với ống thở ở rạn Hardy Reef, du khách có thể dùng bữa dưới các vì sao và sau đó nghỉ ngơi trong những căn phòng vách kính chìm. 

Một dự án tương tự sẽ được mở vào cuối năm nay tại đầm phá ở Đảo Lady Musgrave, cách bờ biển Bundaberg 650km về phía nam. Được thành lập bởi công ty du lịch sinh thái địa phương Lady Musgrave Experience, nó sẽ bao gồm một thuyền phao ba tầng, nơi tối đa 24 khách sẽ có cơ hội tham gia vào các sáng kiến ​​sinh thái, bao gồm cả việc thu thập dữ liệu về rạn san hô. Ngoài ra tại đây còn có đài quan sát dưới nước với hệ thống chiếu sáng bằng tia cực tím, vì vậy du khách có thể trải nghiệm ngắm rạn san hô vào ban đêm.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Xa hơn về phía bắc trong khu vực trung tâm của Great Barrier Reef, bạn sẽ sớm có thể lặn với ống thở qua Bảo tàng Nghệ thuật Dưới nước, một loạt các tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ và nhà môi trường người Anh Jason deCaires Taylor. Chịu trách nhiệm cho các dự án tương tự ở Mexico và Tây Ban Nha, Taylor đang ‘nhấn chìm’ các công trình lắp đặt của mình (bao gồm cả một nhà kính hình xương chìm) giữa đất liền Townsville và các địa điểm bao gồm John Brewer Reef, Magnetic Island và Palm Island, nơi các địa điểm san hô sẽ được nhân đôi để tái tạo sự sống.

Xa hơn ở Cairns, bạn có thể tham gia du thuyền Sunlover by Starlight tại Moore Reef, nơi, sau khi các chuyến tham quan trong ngày đã khởi hành, bạn có thể ngủ dưới bầu trời đầy sao trong một không gian tách biệt. Khi thức dậy, bạn có thể lặn xuống đại dương và hỗ trợ các nhà nghiên cứu bằng cách điền vào bản khảo sát ghi lại tình trạng sức khỏe của rạn san hô. Cairns cũng là điểm khởi hành cho một trải nghiệm du thuyền mới khác như Dreamtime Dive & Snorkel.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hồi sinh Rạn san hô Great Barrier

Quả thực, lặn biển khám phá các rạn san hô chính là cách tốt nhất để thực sự hiểu được loài sinh vật lộng lẫy này được hình thành như thế nào và ý nghĩa môi trường của nó. Cảm giác lặn xuống làn nước xanh thẳm, cảm nhận những tia nắng lấp lánh len lỏi xung quanh mình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cả một khu rừng san hô rực rỡ tuyệt đẹp dưới đáy đại dương, chơi đùa cùng đàn cá, rùa, sao biển và các sinh vật biển đang bơi lội quanh bạn, lắng nghe bản giao hưởng tình ca của đàn cá voi ở phía xa – một trải nghiệm tuyệt vời tại Rạn san hô Great Barrier khiến ai cũng phải say lòng. Và khi bạn đã yêu một thứ gì đó, bạn sẽ muốn bảo vệ nó.

Wanderlust Tips | Cnet