LEAP Art: Xu hướng sống nhẹ
- 14/01/2023
- E.MAGAZINE
- Editor picks, LEAP Art
Gentle living là một phong trào cách mạng về lối sống nổi lên vào thập niên 90. Theo đó, Gentle living – sống nhẹ nhàng hay sống bình dị là theo đuổi cuộc sống tích cực, đơn giản nhưng thanh cao, tinh tế, dễ dàng kiểm soát và ít tạo ra những ảnh hưởng tới môi trường. Lối sống nhẹ được biểu hiện qua thái độ, nết ăn nết mặc, hay đơn giản chỉ là cách chúng ta lựa một món đồ nội thất. Cùng khám phá câu chuyện của LEAP Art – thương hiệu mang xu hướng sống nhẹ vào nội thất.
Lối sống nhẹ đang trở thành một trào lưu trên khắp thế giới. Lối sống nhẹ không chỉ ảnh hưởng đến thái độ hay cách sống của một cá nhân. Dạo một vòng quanh thế giới, bạn dễ dàng bắt gặp những thương hiệu thành công trong việc dẫn dắt và đưa lối sống nhẹ vào các sản phẩm, tạo nên phong cách riêng đầy ấn tượng.
Đại diện trong số đó phải kể đến Céline – thương hiệu thời trang đẳng cấp với tư tưởng “less is more” nhưng không hề làm mất đi giá trị duy mỹ của nhà mốt lâu đời. Sang trọng, tinh tế, thời thượng và trẻ trung là những gì chúng ta tìm thấy trong Céline.
Leap Art sử dụng chất liệu truyền thống, đậm nét bản sắc Việt Nam kết hợp hài hòa với thiết kế hiện đại, đầy ấn tượng.
Câu chuyện của LEAP Art
Cưỡng lại trào lưu “sống gấp” đôi khi phũ phàng của đời sống hiện đại, người ta từng viết cả một cuốn sách có tựa đề: “Ngợi ca sống chậm”, thậm chí, “sống… nhạt”. Nhưng vẫn còn một cách khác để chúng ta lựa chọn: SỐNG NHẸ.
Bước nhảy
Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm danh giá tại nước ngoài, Huong Lee – nữ du học sinh mảnh mai và bé nhỏ, hiện là cổ đông sáng lập và là Giám đốc điều hành một ngôi trường liên cấp, hoạt động theo mô hình Farm School. Sau khi gặt hái được những thành công nhất định trong công việc trồng người, Huong Lee lại tiếp tục với một đam mê mãnh liệt mà cô yêu thích từ lâu: Tự tay làm ra những sản phẩm thời trang handmade vốn hồi giờ là nết ăn nết mặc cầu kỳ và tinh tế của CEO kỹ tính này.
“Như nhiều doanh nhân khác, tôi cũng từng là tín đồ mê hàng hiệu, từng chấp nhận “chịu chi” cho những nhãn hàng có tính toàn cầu. Nhưng rồi bỗng một ngày tôi nhận ra mình đã phải lòng những bộ đồ được thiết kế từ chất liệu nhung lụa với những mẫu thêu thuần Việt. “Sống trong nhung lụa” quả là một cảm giác dễ chịu, theo nghĩa đen của từ này. Tôi tự hỏi: Vậy liệu mình có thể tự làm ra những bộ đồ với form dáng, cách mix màu và mẫu thêu “đời” hơn, hiện đại hơn không…”, Huong Lee chia sẻ.
Khởi nguồn đầy cảm hứng từ nghệ thuật
Đầu tiên là sở thích tìm tòi ngôn ngữ thời trang cho riêng mình, rồi sau đó là mong muốn tạo ra một dòng sản phẩm mang đậm dấu ấn riêng cho những người có phong cách sống tinh tế, Huong Lee quyết định lập ra một thương hiệu mang tên: LEAP Art.
Nhưng chưa hết, mỗi một chữ cái cũng đều chất chứa bao mong muốn của người kiến tạo thương hiệu. L – Lease on life (Sức sống mới), E – Emotion (Cảm xúc), A – Arts (Nghệ thuật), P – Particular (Độc đáo). Logo thương hiệu, rất giản dị mà tinh tế, ý nhị: Một chữ “Le” (chính là họ cô chủ: Lê Thu Hương, cũng chính là LEAP Art), được lồng trong một hình tròn, biểu tượng cho chiếc khung thêu.
Các sản phẩm của LEAP Art luôn có ngôn ngữ và phong cách riêng khác biệt, với sự kỳ công của những người thợ lành nghề lâu năm, nâng niu người sử dụng. Một sản phẩm tưởng như đơn giản nhưng lại cần tới sự tỉ mẩn và tận tâm vô cùng của những người thợ khéo léo. Vì chỉ cần một chiếc khuy bị bong cũng đã đủ phản bội lại sự chỉn chu mà nó đã được cẩn trọng xác lập từ trước đó.
Lời của ghế
LEAP Art không chỉ là một nhãn hàng, đó còn là không gian sống và trên hết, là triết lý sống, phong vị sống của thuần khiết Hà Nội. Trong suốt thời gian đại dịch COVID giống như mọi người khác, đều dành phần lớn thời gian ở nhà và đây cũng chính là quãng thời gian mà LEAP Art cho hoài thai nhiều dòng sản phẩm nội thất đột phá, tiên phong trên thị trường: Nội thất bọc nhung thêu tay, Đèn trang trí, Sofa, Coffee Table, Dining Table & Chairs, Media Console,…
Trong đó, tiêu biểu nhất là những chiếc ghế nhung thêu nghệ thuật, mà khi thả mình vào đó, người ta cảm thấy mình thực sự được vỗ về, nâng niu tuyệt đối, vì sự êm ái của chất liệu, sự rộn ràng của sắc màu, và hơn hết, là lời thủ thỉ của những họa tiết thêu tay tinh tế, khi dịu dàng với những cánh hoa mơ màng, có khi lại tinh nghịch với những chú lười nhắng nhít.
“Kỹ thuật thêu tay trên ghế quả thực là một thách thức khó nhằn để trước đó chưa từng có tiền lệ. Vì chất liệu vải dày, gấp 2-3 lần so với các sản phẩm thời trang thông dụng, tiết diện lại rộng, bắt buộc người thợ thêu phải dùng lực tay rất mạnh. Thêu một chiếc ghế thường tới 2 tuần, trong khi bàn tay người thợ chỉ cần sau 4-5 ngày vật lộn với các hình thêu đã kịp chai sần và rướm máu…”, Huong Lee xót thợ. “Thêu máy là giải pháp nhanh nhất, lại rẻ hơn nhiều. Nhưng về độ tinh tế thì thêu máy không so sánh với thêu tay vì dải màu của nó quá hẹp. Chuyển động màu của cũng tẻ nhạt và kém tinh tế hơn nhiều”.
Để quyết tâm hoàn thiện sản phẩm ở mức cao nhất đúng như kỳ vọng, Huong Lee cùng cộng sự của mình đã phải mất hơn 2 năm tìm tòi chất liệu vải tương thích để đỡ làm khó đôi tay người thợ và một mặt, cũng phải đảm bảo độ bền của sản phẩm.
Một hành trình gian nan của những chiếc ghế trước khi được hoàn thiện, bởi phải trải qua quá nhiều công đoạn liên quan tới nhiều mắt xích, nhiều tốp thợ và cái khó đặc thù của một sản phẩm handmade: không dễ gì tạo ra được sự đồng bộ, đồng đều trong mỗi một lần tạo tác…
Giờ thì tôi mới hiểu cụm từ “sống trong nhung lụa” theo nghĩa đẹp của nó. Đấy không phải là sự xa hoa. “Sống trong nhung lụa” ở đây là sự nâng niu, tinh tế cẩn trọng trước tinh hoa cổ, trong nết đứng nết ngồi, nết ăn nết mặc và cả cách cảm thụ chất lượng sống, giá trị sống mỗi ngày.
LEAP Art – The Art of Embroidery Vietnam
Địa chỉ: 14/282 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: +84 899898188 | Facebook | Instagram