Bản đồ nguy cơ khủng bố tại Châu Âu và lời khuyên với khách du lịch

(#wanderlusttips #Istanbul) Bản đồ mới này chia các nước ở Châu Âu theo nguy cơ khủng bố, giúp du khách cân nhắc trước khi lên kế hoạch di chuyển sau sự kiện vụ tấn công khủng bố tàn bạo tại sân bay Ataturk của Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.

[rpi]

wanderlust_tips_ban-do-nguy-co-khung-bo-o-Chau-Au

Tấm bản đồ với 7 quốc gia trong vùng “có nguy cơ khủng bố cao” được Bộ Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung Anh (FCO) công bố được xem là một tài liệu tham khảo mới cho du khách khi nó phân chia ra các quốc gia theo mức độ khác nhau của các mối đe dọa.

Theo đó, 7 quốc gia nằm trong vùng đỏ bầm là các quốc gia có đe dọa khủng bố ở mức báo động, nguy cơ khủng bố cao. Các quốc gia trong vùng đỏ nhạt là vùng có khả năng bị tấn công, vùng cam nhạt là các quốc gia có nguy cơ tiềm ẩn, và vùng xanh là tương đối an toàn với nguy cơ bị tấn công khá thấp.

Trước vụ tấn công khủng bố sân bay Istabul chỉ một ngày, Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã ban hành một cảnh báo du lịch cho các công dân Mỹ về nguy cơ khủng bố gia tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt là ở vùng đông nam biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

FCO cũng có lời cảnh báo tương tự, khuyên các du khách không nên du lịch trong bán kính 10km từ biên giới Syria và thành phố Diyarbakir ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Để giảm thiểu rủi ro cho bản thân, du khách hãy tham khảo những lời khuyên sau (tham khảo từ Bộ Ngoại Giao Anh):

  • Thường xuyên cập nhật thông tin về các điểm đến bạn đang dự định tới (thông qua thông tin từ Bộ Ngoại Giao, các công ty du lịch, báo chí).
  • Cảnh giác khi lui tới những khu vực công cộng thu hút người phương Tây như Đại Sứ Quán, khách sạn, nhà hàng, quán bar, các doanh nghiệp.
  • Nếu thấy bất cứ điều gì khả nghi hay báo ngay cho cảnh sát địa phương. Nhiều cuộc khủng bố đã được ngăn chặn kịp thời nhờ vào sự trình báo này.
  • Luôn có một kế hoạch dự phòng nếu xảy ra sự cố, ví dụ như các tuyến đường nơi bạn có thể thoát khỏi vùng khủng bố.
  • Đừng biến bạn thành một mục tiêu dễ dàng cho bọn khủng bố bằng cách thay đổi thời gian, tuyến đường thường xuyên. Đừng chỉ di chuyển mãi theo cùng một thời điểm, tuyến đường.
  • Luôn giữ điện thoại của bạn đầy pin và mang theo nó bên mình với đầy đủ các số khẩn cấp lưu sẵn.
  • Đừng để bạn quá tách khỏi đám đông, tách khỏi mọi người, hay đứng biệt lập quá ở một khu vực thăm quan xa trung tâm.
  • Đừng để lộ quá nhiều thông tin, lịch trình trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
  • Cố gắng thông tin đầy đủ cho các nhân viên khách sạn, bạn bè, gia đình, thậm chí là hàng xóm về hành trình của bạn: nơi/ thời gian bạn đi, khi nào bạn dự định trở lại.
  • Chuẩn bị trước thông tin về: trạm cảnh sát, bệnh viện, nhà công vụ, và các cơ quan ngoại giao nước mình ở nơi bạn sắp đến, dọc theo hành trình của bạn để không bị động trong những trường hợp khẩn cấp.

Nguy cơ khủng bố cao:

  • Vương Quốc Anh
  • Pháp
  • Tây Ban Nha
  • Bỉ
  • Đức
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Nga

Nguy cơ chung

  • Hà Lan
  • Đan Mạch
  • Thụy Điển
  • Ý
  • Bosnia & Herzegovina
  • Montenegro
  • Hy Lạo
  • Ukraina
  • Cộng hòa Síp

Nguy cơ tiềm ẩn

  • Ireland
  • Nauy
  • Phần Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Croatia
  • Cộng hòa Serbia
  • Kosovo
  • Albania
  • Cộng hòa Macedonia
  • Romania
  • Bulgaria
  • Slovakia
  • Belarus
  • Luxemburg
  • Georgia
  • Đảo Malta

Nguy cơ thấp

  • Thụy Sỹ
  • Slovenia
  • Cộng hòa Sec
  • Hungary
  • Ba Lan
  • Lithuania
  • Latvia
  • Estonia

Daily Mail | Wanderlust Tips | Cinet