Ai là Ai?

Có một thời kỳ ở một thành phố, mọi người không mang gương mặt của chính mình khi đi ra ngoài. Mỗi ngày, họ có thể trở thành những người khác nhờ những chiếc mặt nạ cho tới thế kỷ 18, ai không đeo mặt nạ ra ngoài đường là một điều không bình thường ở Venice. Venice ngày nay không chỉ là thành phố của hàng trăm cây cầu. Đó còn là thành phố của hàng nghìn mặt nạ bày bán ở hầu hết các cửa hàng lưu niệm dọc các con kênh.

[rpi]

wanderlust-tips-ai-la-ai404

Biểu tượng của tự do

Hàng năm, vào tháng 2, Venice lại được “biến hình” về một thành phố thời trung cổ với những bộ đồ hóa trang độc đáo và những chiếc mặt nạ rực rỡ trong dịp Carnival. Được tổ chức lần đầu vào năm 1162, lễ hội mang ý nghĩa xóa bỏ ranh giới giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội cũng như tuổi tác, giàu nghèo, giới tính. Có lẽ bởi thế mà mặt nạ trở thành linh hồn của lễ hội bởi mọi người bình đẳng đằng sau khuôn mặt được che giấu. Người thì cảm thấy tự tin hơn khi che giấu được sự xấu hổ khi tỏ tình, người thì đeo mặt nạ để làm một điều ngốc nghếch mà không sợ bị nhận ra và đánh giá. Tư tưởng này được người Venice chào đón nồng nhiệt và dần dần, họ cũng đeo mặt nạ vào ngày thường, khi không có lễ hội nhưng không phải loại mặt nạ được tô vẽ cầu kỳ.

wanderlust-tips-ai-la-ai09

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người sử dụng mặt nạ để tránh bị nhận diện trong các hoạt động pháp pháp hoặc làm tổn hại danh dự giới quí tộc như đấu kiếm, đánh bạc, đột nhập vào tu viện của các nữ tu, đi nhà thổ. Bởi vậy, đến thế kỷ 18, Venice cấm đeo mặt nạ ra đường ngoài thời gian lễ hội và những dịp lễ tết quan trọng, cấm mang vũ khí khi đeo mặt nạ, cấm gái làng chơi đeo mặt nạ hay không cho phép dân cờ bạc được hóa trang trong một thời gian dài. Ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt rất nặng nề: nộp 500 lia tiền phạt và nam giới sẽ phải lao động khổ sai trên tàu 18 tháng, còn phụ nữ sẽ bị đánh lê trên đường từ quảng trường San Marco ra cầu Rialto, sau đó sẽ bị bêu ra trước toàn dân ở quảng trường trung tâm. Phải đến tận năm 1980, lãnh đạo thành phố mới quyết định khôi phục lại các hoạt động lễ hội hoành tráng thời xưa.

wanderlust-tips-ai-la-ai202

Lễ hội thường mở đầu bằng những đoàn diễu hành mang mặt nạ tại quảng trường San Marco, những cuộc đấu thương trên ngựa, biểu diễn âm nhạc. Thời điểm này những chiếc thuyền và gondola trở nên kỳ ảo hơn với khách đeo mặt nạ chạy dọc Grand Canal.

Ai ai cũng ngỡ ngàng với những chiếc mặt nạ và trang phục cầu kỳ được lấy cảm hứng từ phong cách thời trang cổ điển với mũ, áo choàng và váy bồng dạ hội… của thế kỷ 16, 17. Chúng không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn gợi nhắc về quá khứ rực rỡ của đất nước hình chiếc ủng nói riêng cũng như cả châu Âu nói chung vào thời kỳ văn hóa Phục hưng.

50 sắc thái

Đặc biệt, dù mang mặt nạ nhưng mỗi người vẫn có một vẻ mặt với những biểu cảm khác nhau, nhờ đôi bàn tay khéo léo kì tài của những nghệ nhân.

Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều “gương mặt” kỳ dị có cằm dài và nhọn nhưng không có miệng. Họ đang mang mặt nạ Bauta, loại truyền thống được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại mặt nạ Venice, thường đi kèm với mũ ba góc và áo choàng đen. Nguồn gốc tên gọi của Bauta  xuất phát từ gốc tiếng Đức là behüten, nghĩa là “bảo vệ”. Hình dạng đặc biệt của chiếc mặt nạ này làm cho giọng nói của người đeo bị biến đổi để bảo vệ danh tính người hon như tên gọi của nó.

wanderlust-tips-ai-la-ai607

Ngoài Bauta thì Volto, hay còn còn gọi Larva, trong tiếng Latin  nghĩa là “bóng ma”, cũng là mặt nạ đặc trưng của Venice. Hình dáng trông như “ma” của Volto giúp người đeo dễ dàng ăn, uống và nói chuyện mà không cần tháo mặt nạ ra. Volto cũng rất nhẹ giúp người đeo rất thoải mái, lý tưởng cho các bữa tiệc khiêu vũ hoặc nhiều hoạt động giao lưu. Nguyên thủy Volto chỉ có màu trắng và hon hon ó giới. Theo thời gian Volto trở nên lộng lẫy và sang trọng với các chi tiết trang trí bằng hon chim, có đính kim cương hay đá quý, tạo nên vẻ thanh lịch cho người đeo khi đi kèm với quần áo đắt tiền và trang sức quý giá, dần được nữ giới yêu thích sử dụng.

Nếu Volto đại diện cho phái nam thì Moreta là mặt nạ dành riêng cho nữ giới. Moreta chỉ có duy nhất một màu đen tuyền và ôm theo khuôn mặt chỉ đủ che vừa khít phần xung quanh mắt, mũi và miệng. Moreta còn được gọi là mặt nạ “câm” vì người mang mặt nạ này không thể nói được do họ phải giữ nó bằng cách hon răng của mình cắn vào một hạt nút bên trong mặt nạ. Chỉ khi cô ấy muốn trả lời hay tỏ thái độ thân thiện với người tiếp cận cô, cô mới buông mặt nạ. Do đó, Moreta mang đến sự quyến rũ đầy bí ẩn cho người phụ nữ và sự chủ động trong quyết định chọn hon  người họ muốn nói chuyện.

wanderlust-tips-ai-la-ai508

Một chiếc mặt nạ độc đáo nữa của Venice là Medico della peste hay “bác sĩ dịch hạch”. Mặt nạ này được mô phỏng trang phục kỳ dị của bác sĩ trong thời kỳ dịch hạch từ thế kỷ 14-17 – khi đại dịch kinh hoàng giết chết 1/3 dân số Venice. Các bác sĩ thời dịch hạch đã đeo mặt nạ này, với các hương liệu chứa trong chiếc mỏ để cách ly mùi bởi lúc đó người ta tin rằng bệnh dịch lan tràn là thông qua sự khuếch tán mùi trong không khí.

Ngoài những chiếc mặt nạ đặc trưng này, người Venice cũng yêu thích sử dụng một số mặt nạ của các nhân vật tiêu biểu trong Commedia dell’arte, một hình thức biểu diễn kịch dân gian ứng tác của Ý mà các diễn viên đeo mặt nạ khi diễn. Một trong những chiếc mặt nạ nổi tiếng nhất từ Commedia dell’arte là mặt nạ Colombina của vai người hầu nữ, chỉ che nửa trên khuôn mặt. Có một giai thoại kể rằng mặt nạ Colombina trở nên phổ biến sau khi nó được thiết kế riêng cho một nữ diễn viên vì cô không muốn khuôn mặt xinh đẹp của mình bị bao phủ hoàn toàn. Vẻ nửa kín nửa hở của Colombina khiến hon ó trở nên vô cùng hấp dẫn và truyền cảm hứng sáng tạo cho các nghệ nhân với vô vàn phong cách sau này. Colombina khiến thế giới mặt nạ trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng Colombina chính là bikini của thời trang mặt nạ.

wanderlust-tips-ai-la-ai706

Trong không khí sôi nổi của  âm nhạc, nhảy múa, những bộ phục trang cùng mặt nạ muôn hình muôn vẻ khiến Venice biến thành một sân khấu ngoài trời khổng lồ của một lễ hội hóa trang. Điều tuyệt vời hơn cả là hầu hết các ngôi nhà, đường phố, các công trình văn hóa của Venice vẫn được bảo tồn nguyên vẹn từ mấy trăm năm trước, nên lễ hội thực sự mang lại cho du khách và người dân một bữa tiệc quá khứ ngoạn mục, đầy ma mị quyến rũ của những chiếc mặt nạ bí ẩn.

Lệ Diễm | Wanderlust Tips | Cinet