Bunraku: Nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản

Bunraku là một nghệ thuật kịch rối nổi tiếng được người Nhật lưu giữ và giữ gìn cho đến tận ngày nay. 

Nghệ thuật múa rối Bunraku được UNESCO ghi nhận vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Đây là một hình thức kết hợp giữa ngâm thơ tường thuật, múa rối trong biểu diễn và âm nhạc shamisen. Hãy cùng Wanderlust Tips “lắng nghe” câu chuyện văn hóa của một dân tộc, qua loại hình nghệ thuật đặc sắc này nhé!

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Bunraku là gì mà làm người Nhật “đắm say”?

Bunraku được tạo ra bởi sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh. Khán giả Nhật trong nhiều thế kỉ đã chìm đắm trong dòng “kịch trữ tình” đặc sắc này. Những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết của Nhật Bản là chủ đề thường được khai thác. Chính vì thế những vở kịch vẫn có sức hút cho đến tận ngày nay với mọi lứa tuổi. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Những “diễn viên” xuất hiện trong vở kịch là các con rối gỗ bằng 2/3 người thật. Mỗi con rối sẽ được điều khiển bởi ba người. Người thứ nhất dùng tay để điều khiển và đỡ con rối, người thứ hai điều khiển tay trái con rối và người thứ ba điều khiển chân.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Các nghệ sĩ múa rối sẽ mặc quần áo màu đen. Điều này sẽ giúp cho khán giả tập trung vào các con rối và biểu cảm của chúng. Người điều khiển chính được hở mặt, còn các trợ lý phải che phủ toàn bộ khuôn mặt.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Tiếng nói của nhân vật được thực hiện bởi người kể chuyện còn được gọi là người lĩnh xướng. Phần âm nhạc của vở kịch được chơi bằng loại đàn 3 dây gọi là shamisen. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Nguồn gốc của Bunruku

Nghệ thuật này như một phần của nền văn hóa thương nhân sôi động trong giai đoạn Edo (1603 – 1868). Bunraku là một trong bốn hình thức sân khấu cổ điển Nhật Bản bên cạnh Noh, Kabuki và Kyogen. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips
Nghệ thuật sân khấu Noh phát triển và có vị trí riêng

Khởi nguồn của nghệ thuật rối Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16, phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 17 và 18. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Giữa thế kỷ 18 là giai đoạn hoàng kim của nghệ thuật múa rối Bunraku. Sức hấp dẫn mạnh mẽ đến từ nội dung là điểm thu hút của khán giả hầu hết mọi tầng lớp đến với loại hình giải trí này. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Sự duy giảm mức độ phổ biến của Bunraku bắt đầu từ thời Meiji (1868 – 1912) khi Nhật Bản du nhập những hình thức giải trí phương Tây. Đã có lúc, hình thức nghệ thuật này dường như biến mất thì một nghệ nhân đầy tâm huyết Masai Kahei (1737 – 1810), với nghệ danh Ueamura Bunrakuken đã làm nó sống lại. Năm 1782, ông đã thành lập nhà múa rối của riêng mình ở Osaka. Từ đây, Osaka trở thành quê hương tái sinh nghệ thuật múa rối Bunraku Nhật Bản.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Ngày nay lượng khán giá của Bunraku đang giảm dần vì nhiều người liên tưởng nó là loại hình bác học, khó tiếp cận đòi hỏi trình độ cao thì mới có thể thưởng thức. 

Hình dáng của những con rối như thế nào?

Ban đầu những con rối được làm bằng bột giấy. Sau đó, chúng được các nghệ nhân sử dụng gỗ hinoki để chế tạo.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Chiều cao trung bình của con rối Bunraku từ 130 đến 150m. Chúng không có cơ thể đầy đủ, chỉ có đầu, tay, chân, bàn chân. Cơ thể của những con rối được kết nối bằng dây chắc chắn.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Đầu và tay con rối được các chuyên gia làm thủ công vì đây là những bộ phận phức tạp quyết định đến chất lượng của vở kịch. Kích thước của đầu cũng là một phần trong hệ thống phân loại cấp bậc. Chẳng hạn như, một lãnh chúa quyền lực có cái đầu lớn hơn đầu của dân làng. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Tính đến ngày nay, số lượng đầu rối được sử dụng rất lớn, được chế tác để mô tả sự khác nhau về giới tính, tính cách, địa vị xã hội…Mỗi nhân vật rối có khoảng 40 hình dáng đầu được miêu tả chi tiết nét mặt. Các biểu hiện trên gương mặt của con rối đều được thực hiện tỉ mỉ như biểu cảm của một con người thật sự. Thậm chí đầu con rối còn được thiết kế làm sao để biến đổi từ con người thành hình dạng quỷ. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Trước buổi biểu diễn, chỉ duy nhất người điều khiển rối, Omo – zukai mới được phép chuẩn bị cho con rối. Đây là nghi thức đặc biệt được gọi tên là Ningyo Koshirae.

Cần chuẩn bị gì cho một vở kịch Bunraku?

Ngoài việc chuẩn bị những con rối hoàn mỹ, yếu tố “con người” góp phần không nhỏ tạo nên một buổi biểu diễn thành công. Một buổi biểu diễn Bunraku cần sự ăn ý của 3 bộ phận: người lĩnh xướng Tayu, người điều khiển rối và nhạc công Shamisen. 

Người lĩnh xướng Tayu

Nhiệm vụ của người lĩnh xướng Tayu là dùng giọng nói để truyền tải toàn bộ câu chuyện, đóng vai cho toàn bộ nhân vật. Đây là màn độc thoại vô cùng đặc sắc, hoàn toàn không có sự giúp đỡ của bất cứ thiết bị âm thanh nào. Âm thanh duy nhất là tiếng của nhạc cụ Shamisen. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Âm vực của lối kể chuyện này phải đủ mạnh để truyền tải đến các góc của nhà hát rộng lớn, đây là một kỹ thuật thanh nhạc được trau chuốt kỹ lưỡng nhằm tạo cảm xúc cho nhân vật. Để trở thành một người kể chuyện bậc thầy cần phải kiên trì luyện tập hàng chục năm. 

Người điều khiển rối 

Ở giai đoạn ban đầu, những con rối đơn giản không cần nhiều người điều khiển. Đến năm 1734, đoàn kịch Takemoto đã sử dụng 3 người điều khiển. Các nghệ sĩ được chia làm 3 cấp bậc, đảm nhận những bộ phận khác nhau của con rối, làm cho nó di chuyển như một người sống. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Người điều khiển chính là Omo – zukai, điều hành cho phần đầu và cánh tay phải. Người thứ hai là Hidari – zukai, điều khiển tay trái và Ashi – zukai phần chân rối. Các nghệ sĩ sẽ có tín hiệu để “trò chuyện” với nhau mà không giao tiếp bằng lời nói. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Để trở thành một nghệ sĩ múa rối giỏi, họ phải luyện tập từ năm 15 tuổi. Các nghệ sĩ cần linh hoạt và học hỏi qua cơ thể. Để trở thành một Ashi – zukai cần 10 năm, thêm 10 năm nữa để trở thành Hidari – zukai và ít nhất 25 năm để là Omo – zukai.

Người chơi nhạc cụ Shamisen

Họ là người tạo nên cảm xúc cho người lĩnh xướng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật âm thanh, gợi lên bối cảnh hay khung cảnh với những biến chuyển cảm xúc của nhân vật. Có thể nói, đây là đối tác thân thiết của người cho người lĩnh xướng Tayu.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Sân khấu đặc biệt của vở kịch Bunraku

Nhìn từ trực diện của khán đài, cấu trúc của khán đài đơn giản. Bên phải được gọi là kamite và bên trái gọi là shimote. Sàn funazoko thấp hơn so với sàn sân khấu mà khán giả nhìn thấy, điều này sẽ giúp tạo nên tính chân thực cho vở kịch. 

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Bunraku và những thay đổi của thời đại

Sau thế chiến thứ hai, Bunraku phải tồn tại nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ. Ngày nay, các buổi biểu diễn thường được tổ chức tại Nhà hát Quốc gia Tokyo và nhà hát Bunraku ở Osaka, các tour biểu diễn múa rối Bunraku đều nhận được sự đón nhận nhiệt tình của khán giả.

Bunraku - nghệ thuật múa rối đặc sắc của Nhật Bản | Wanderlust Tips

Bunraku là một nghệ thuật đặc sắc và truyền tải lịch sử, truyền thống của Nhật Bản. Đây được xem là chương trình biểu diễn quý giá nhất định phải trải nghiệm khi đến xứ Phù Tang.

Wanderlust Tips | Cnet