Cách người Pháp nhận diện du khách quốc tế
- 09/06/2016
- KINH NGHIỆM DU LỊCH
- du khách nước ngoài, du lịch, Editor picks, Euro 2016, kinh nghiệm du lịch, người Pháp, nước Pháp, Pháp
(#wanderlusttips #France#euro2016) Sắp tới đây, khi Euro 2016 chính thức khai mạc, nước Pháp sẽ đón rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dựa vào một vài đặc điểm, người Pháp có thể nhận diện được du khách đến từ đâu.
[rpi]
Người Pháp nổi tiếng thích ăn thịt tái, trong khi người Anh lại không có thói quen này. Do đó, họ thường “trấn an du khách người Anh về cách nấu thịt của mình” để du khách không phải e ngại, lo sợ rằng miếng thịt chưa chín.
Theo người Pháp, việc mua sắm của du khách Anh “không đáng bận tâm” bằng việc họ cứ “tiết kiệm chi tiêu cho hàng miễn thuế”.
Không giống như người Mỹ, người Anh thích mua sắm và mặc cả. Họ thường “chê” những dịch vụ trong du lịch đắt đỏ, đặc biệt khi vào các nhà hàng. Thông tin từ website “Do you speak Tourist(e)” cho biết: “Các gia đình thường phải dàn xếp để chống tình trạng chi tiêu vượt ngân sách”. Bên cạnh đó, các du khách người Anh cũng tỏ ra hào hứng trong việc tìm hiểu kiến thức mới thông qua các hoạt động của mình và “muốn để lại ý kiến phản hồi trên các trang web”.
Người Mỹ: Thích được giao tiếp bằng tiếng Anh
Theo các chia sẻ để lại trên trang web “Do you speak Tourist(e)”, du khách người Mỹ “thường dễ cảm động trước sự đón tiếp nồng hậu và những nụ cười của người dân địa phương”. Người Pháp cũng nhận thấy rằng du khách người Mỹ “thích được giao tiếp bằng tiếng Anh”, “nhanh chóng bắt chuyện và gọi tên họ người khác trong lần gặp đầu”.
Người Mỹ thích kết thúc cuộc trò chuyện bằng câu nói: “Chúc ông/bà một ngày tốt lành”. Thậm chí trong một cuộc đối thoại kiểu mẫu về cách ứng xử với du khách nước ngoài, bồi bàn người Paris còn được khuyên nên làm điều đó với du khách Mỹ.
Trong giờ ăn tối, du khách Mỹ khá “nhạy cảm với khói thuốc từ các khu vực hút thuốc là”, “thích thưởng thức một bữa tối đẳng cấp, sang chảnh” nhưng lại “dễ dàng lựa chọn đồ ăn ở các hàng ăn vặt và cửa hàng tự phục vụ”.
Người Mỹ rất thích đến đâu có wifi miễn phí vì họ là những người nghiện “dùng mạng xã hội” và “muốn nhanh chóng chia sẻ những trải nghiệm du lịch” cho tất cả mọi người.
Người Đức: Bối rối khi sử dụng tàu điện ngầm ở Paris
Người Đức thường được biết đến là những công dân có hiệu suất làm việc cao. Vì thế, họ cũng muốn “những nhân viên làm việc hiệu quả và trả lời chính xác mọi câu hỏi”, “đánh giá cao sự sạch sẽ”, “muốn được xác định một lần nữa về thời gian biểu”. Tuy nhiên, điều “ấn tượng” nhất mà người Đức ghi dấu trong lòng người dân Pháp là họ thấy tàu điện ngầm Paris “khó sử dụng”.
Những du khách Đức cũng thích mặc cả, ý nghĩ mặc cả luôn thường trực trong đầu họ. Bao giờ du khách Đức cũng “tìm kiếm chỗ có wifi miễn phí và vé giá rẻ”.
Người Trung Quốc: Thích mua sắm
Website của cơ quan du lịch Pháp cho rằng, du khách người Trung Quốc “đặc biệt thích rượu và các chất kích thích”. Họ cũng “xem mua sắm là một phần quan trọng trong chuyến du lịch tới Paris và “quan tâm đến các thương hiệu, hạn sử dụng”.
Du khách Trung Quốc thường chụp ảnh “tự sướng” khi du lịch. Dường như họ dành thời gian cho việc chụp ảnh còn nhiều hơn là thăm thú, tìm hiểu các điểm tham quan. Du khách người Trung Quốc hoạt động rất sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội “để chia sẻ những trải nghiệm trong đời sống thực”. Thống kê cũng cho biết có 86% du khách Trung Quốc khi tới Paris đều ghé thăm tháp Eiffel.
Người Nhật Bản: Muốn được đối xử lịch sự
Trong hướng dẫn du lịch của website, không có gì bất ngờ khi người Nhật luôn “đánh giá cao thứ bậc và sự chính xác, ghét những điều xảy ra không ngờ” vì họ là những người làm việc theo kế hoạch.
Du khách Nhật Bản thường đỏi hỏi nhân viên phải có cách ứng xử “tế nhị và kín đáo”. Người Nhật cho rằng cúi đầu thấp khi chào nhau là biểu hiện của tính lịch sự. Cũng giống du khách Mỹ và Đức, người Nhật coi wifi miễn phí là điều cần thiết vì họ “yêu thích chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội”.
Người Ấn Độ: Thiếu kiên nhẫn
Đừng bắt người Ấn Độ phải chờ đợi. Theo một quan chức du lịch người Pháp, phần lớn du khách Ấn Độ là những người “ít kiên nhẫn hơn những quốc gia khác”.
Trong mắt người Pháp, du khách Ấn Độ là những người thích “tìm kiến đồ ăn chay, nhất là đồ ăn Ấn Độ”, “mong đợi tài xế taxi biết nói tiếng Anh và coi chi phí taxi như vẫn đề nghiêm trọng”.
Trang Nguyen (Telegraph) | Wanderlust Tips | Cinet