Chiêm ngưỡng hiện tượng “3 trong 1”: siêu trăng – trăng xanh – trăng máu
- 01/02/2018
- ĐIỂM ĐẾN CHÂU ÂU
- chùm ảnh, Editor picks, hiện tượng thiên văn, mặt trăng, nguyệt thực, siêu trăng, Super Blood Blue Moon, trăng máu, trăng xanh
Vào đêm 31/1/2018 vừa qua, người dân trên khắp thế giới đã có dịp chứng kiến hiện tượng thiên văn “siêu trăng- trăng xanh- trăng máu” hội tụ lần đầu tiên sau 150 năm.
[rpi]
Thế giới gọi hiện tượng “3 trong 1” hiếm gặp này là “Super Blood Blue Moon”, ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên.
Châu Úc là nơi đầu tiên trên Trái đất chiêm ngưỡng hiện tượng trăng hỗn hợp, trái lại một số khu vực ở Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu sẽ không có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực vào ngày cuối cùng của tháng 1. Những vùng còn lại trên thế giới có thể quan sát trăng hỗn hợp với mức độ sáng rõ khác nhau.
Trăng máu là tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi mặt trăng dần chuyển sang màu đỏ như máu. Màu đỏ này do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái đất, sau đó bị biến thành màu đỏ khi nhìn bằng mắt người, tựa như màu bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn.
Siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn mức bình thường do vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần nhất trên quỹ đạo chuyển động, vào khoảng dưới 359.000km. Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), siêu trăng sẽ trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn lúc đỉnh điểm thông thường.
Trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng 2 lần trăng rằm trong 1 tháng dương lịch. Do một chu kỳ mặt trăng từ trăng khuyết đến trăng tròn khoảng 29,53 ngày nên chỉ khi trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 của tháng dương lịch thì đợt trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 30, 31 cùng tháng.
Trăng máu, siêu trăng và trăng xanh rơi vào cùng một ngày vô cùng hiếm gặp. Theo Forbes, tỷ lệ để cả ba hiện tượng này cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này. Riêng khu vực Bắc Mỹ phải chờ đến 150 mới được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ bí này.
Sau đêm siêu trăng 31/1, nguyệt thực toàn phần sẽ quay trở lại vào ngày 27/7. Người dân ở Nam Mỹ, châu Âu, Australia, châu Phi và châu Á sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng này.
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng đặc biệt này:
The Guardian | Wanderlust Tips | Cinet