Cứ mỗi mùa nước nổi, những đứa trẻ miền Tây lại nô nức với trái gáo trắng

Cứ mỗi mùa nước nổi, những đứa trẻ miền Tây lại nô nức đi săn tìm những trái gáo trắng. Trái gáo đã trở thành kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều đứa trẻ miền Tây. Cùng Wanderlust Tips xuôi dòng Cửu Long, tìm nếm trái gáo – loại trái cây miền Tây giản dị nhưng ngọt ngào như tâm tình người dân xứ này.

[rpi]

Cây gáo hay còn gọi là cây thiên ngân là cây gỗ xanh thuộc họ cà phê Rubiaceae. Những thân gáo có thể cao lên tới 35m, thẳng đứng, vươn những cành dài và phẳng. Cứ vào màu nước nổi, những cây gáo cũng đến đợt ra quả. Trái gáo cũng có nhiều loại nhưng dễ thấy nhất là gáo trắng, gáo vàng còn gáo tròn thì ít phổ biến hơn.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Trái gáo vàng có da láng, trái không tròn vạnh. Trái gáo trắng ngược lại tròn xoe trông rất thích mắt, bên ngoài được phủ một lớp gai mềm hơi giống trái chôm chôm. Cả hai loại gáo khi còn sống ăn đều hơi chát nhưng khi đã chín hẳn lại có vị ngọt chua, ăn với muối ớt thì cực kỳ đã miệng. Người miền Tây còn có món cá kho với gáo lạ lẫm nhưng hết sức đưa miệng.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Nhìn bên ngoài, ít ai đoán được phần thịt gáo bên trong sẽ ra sao. Khi cắt đôi, phần thịt gáo vàng ươm như trái dứa lộ ra khiến ai nấy đều xuýt xoa thèm thuồng.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Mỗi mùa nước nổi, những đứa trẻ miền Tây lại nô nức tìm kiếm những trái gáo trắng vì chúng chín nhiều hơn và có vị ngọt hơn gáo vàng. Cây gáo trắng thường mọc ở các rừng lầy bị ngập hay đồng bằng, ưa những nơi có mưa và độ ẩm cao. Không chỉ có ở miền Tây, cây gáo trắng còn được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nam Trung Hoa, Nam Á, Đông Nam Á tới vùng đảo Pa Pua.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Ở Ấn Độ và một số nước theo Hindu và Ấn Độ giáo, cây gáo trắng thường được trồng như loài cây tôn nghiêm và thần thánh. Hoa của cây gáo trắng có thể được dùng để chưng cất nước hoa, thân gỗ có thể sử dụng để đóng các vật gia dụng sau khi ngâm và xử lý qua hóa chất. Tuy vậy, người ta tránh trồng cây gáo nói chung ở các thành phố làm cây cảnh vì đặc tính thân mềm, dễ gãy đổ, gây nguy hiểm.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Cây gáo trắng không chỉ cho quả mà còn có ý nghia sinh học rất lớn. Nó được xem là loài cây thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng mưa nhiệt đới, phục hồi rừng thứ sinh. Nó còn có thể được trồng ở vùng ven bán ngập của các hồ thủy điện, tăng sinh khối gỗ cho mô hình trồng rừng kết hợp tre và gỗ.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Nếm thử vị trái gáo miền Tây mùa nước nổi

Gáo tròn ít được tìm thấy hơn, tuy nhiên người ta lại sử dụng gáo tròn để bào chế ra nhiều vị thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe. Rễ cây, vỏ cây cho đến vỏ trái gáo tròn khi được bào chế đúng cách có thể chữa được các bệnh về tiêu hóa, chống nhiễm trùng vết thương hay chữa xơ gan cổ trướng. Ngoài ra, chúng còn có công dụng hạ sốt, khử khuẩn và làm săn da. Vì vậy mà tại Ấn Độ, người ta thường sử dụng vỏ gáo tròn để làm thuốc sát khuẩn các vết thương.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cinet