Đặc sắc các lễ hội châu Á dịp cuối năm

Vào dịp cuối năm, nhiều nước tại châu Á như Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản… đều diễn ra những lễ hội đặc sắc và thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.

1. Lễ hội Soorya Arts (Ấn Độ) 

Tại Ấn Độ, tháng 11 sẽ là tháng của lễ hội. Ngay từ những ngày đầu tiên cho đến hết tháng, các lễ hội sẽ được nối tiếp diễn ra trên khắp đất nước Ấn Độ. Trong đó, lễ hội Soorya Arts được coi là lễ hội dài nhất thế giới, kéo dài 111 ngày, từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 10 tháng 1 năm sau. Trong thời gian đó sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra như phim ảnh, múa, âm nhạc, nghệ thuật dân gian…

ando_resize
Ngoài ra, từ ngày 2 tháng 11 cho đến hết tháng còn có các lễ hội nổi bật như: Guru Nanak Jayanti, lễ hội Hampi (Vijaya Utsav), Pushkar Camel Fair, Ganga Mahotsav, Kartik Purnima and Bali Yatra, Kolayat Fair (Kapil Muni Fair), Bundi Utsav, lễ hội Ellora Ajanta…

2. Lễ hội nước Bon Om Touk (Campuchia) 

Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia diễn ra mỗi năm một lần vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo Kadeuk (thường là tháng 11). Điểm đặc trưng của lễ hội là cuộc đua thuyền hoành tráng trên sông. Người dân đều tập trung ra bến cảng Sisowath để cổ vũ thuyền yêu thích của họ. Lễ hội đánh dấu sự thay đổi dòng chảy của con sông Tonle Sap và cũng được coi là lễ tạ ơn con sông Mekong vì đã đem lại sự màu mỡ cho đất đai và cung cấp thực phẩm cho người dân Campuchia.

lễ hội đua thuyềnv

3. Lễ hội hoa đăng Loi Krathong (Thái Lan)

Cứ vào tháng 11 dương lịch hàng năm, khắp Vương quốc Thái Lan rực sáng hàng vạn chiếc đèn trời và các dòng sông lấp lánh thuyền hoa đăng. Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “trôi”, còn “Krathong” là muốn nói tới “chiếc bè” nổi trên nước được trang trí hình hoa sen với lá chuối, hoa thơm, nến và nhang. “Loy Krathong” hay còn gọi là lễ hội thả đèn hoa đăng trôi sông gần tương tự với nghi thức thả đèn hoa đăng vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch tại phố cổ Hội An. Đây cũng là lễ hội lớn thứ hai và mang nhiều màu sắc nhất tại Thái Lan, chỉ đứng sau lễ hội té nước “Tết cổ truyền – Songkran”.

Mục đích của lễ hội Loy Krathong là tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần nước đã ban cho người dân nguồn nước dồi dào và cầu mong sự miễn xá cho những hành động làm vẩn đục nguồn nước. Trong quá trình thả hoa đăng, người ta thường cắt một ít móng tay, tóc và một đồng xu bỏ vào Krathong vì tin rằng làm vậy sẽ xua đuổi điều không may trong quá khứ và cầu mong phước lành trong tương lai.

NguyenBinhVTV-142807102832-LeHoiHoaDang_Thai

4. Lễ hội voi Surin (Thái Lan) 

Diễn ra hàng năm vào thứ 7 của tuần thứ 3 tháng 11 tại Surin (còn được người dân địa phương gọi là I-San), Thái Lan, lễ hội không chỉ nổi tiếng với người dân địa phương mà còn hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Vào ngày này, sẽ có hơn 200 con voi tham dự lễ và thể hiện những kỹ năng mà chúng tập luyện trong năm. Lễ hội nhằm tôn vinh voi và những người huấn luyện, bạn đồng hành của chúng.

Trong 2 ngày lễ hội, những chú voi sẽ có dịp thể hiện “tài năng” của mình qua những điệu nhảy, đua, chơi bóng đá và cả kéo co với người. Đây cũng là dịp thể hiện tình yêu của người dân Thái Lan đối với loài động vật được yêu quý nhất tại đây.

3150541516_8a38f25060_z

5. Lễ hội Karatsu Kunchi (Nhật Bản) 

Ở Nhật Bản, sẽ có 4 lễ hội diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 11, ở những địa điểm khác nhau. Trong đó, lễ hội Karatsu Kunchi được tổ chức tại thành phố Karatsu, quận Saga.

Lễ hội này sẽ bắt đầu vào tối ngày 2 tháng 11, diễu hành với một đoàn hikiyama, là những chiếc thuyền lớn với nhiều hình thù khác nhau như nón của Samurai, cá tráp, rồng và các loài sinh vật kỳ lạ khác.

Điều đặc biệt là mỗi thuyền, thường dài từ 5 đến 6m, sẽ không được thả xuống sông, mà được khiêng bởi một đội những người đàn ông khỏe mạnh, miệng hát to “En-ya! En-ya! En-ya!”(hay “Yoi-sa! Yoi-sa! Yoi-sa!”).

Karatsu Kunchi_resize

6. Lễ hội Ohara (Nhật Bản) 

Đây là lễ hội mùa thu lớn nhất ở Nam Kyushu, một đoàn không dưới 22.000 vũ công diễu hành trên đường, nhảy theo điệu nhạc dân gian “Ohara-bushi” và “Han\’ya-bushi”. Lễ hội này thu hút đến 600.000 người tham dự.

Riêng lễ hội Betchya, diễn ra tại đền Kibitsu-hiko, Onomichi, quận Hiroshima, những người đàn ông sẽ đeo mặt nạ hoặc ăn mặc giống sư tử, chạy trên những con đường đông đúc tìm trẻ em để đánh chúng bằng roi tre.

le_hoi_ohara_1_1414656156640

Truyền thuyết cho rằng, trẻ em bị đánh bằng cách này sẽ không bị bệnh tật trong năm tới. Ngoài ra, còn có ngày hội Awa Puppet Theatre, trong đó người ta sẽ biểu diễn những vở kịch rối ở ngoài trời. Lễ hội diễn ra tại Kisawa, quận Tokushima, ngày 3 tháng 11. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Nhật Bản.

Bui Tuan | Cinet

Leave A Comment