Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Đàn Nam Giao là một điểm nhấn quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế. Đó là nơi các vua Nguyễn tổ chức lễ tế giao, tức tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất.

[rpi]

Đàn Nam Giao vào thời vua Gia Long được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803. Đến năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành – nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn giữ được kiến trúc khá nguyên vẹn với rừng thông xanh bao bọc xung quanh và 3 tầng đàn được xây chồng lên nhau tượng trưng cho thiên, địa, nhân.

Wanderlust Tips dan nam giao gia tri van hoa dac sac cua trieu nguyen 04

Viên Đàn là tầng trên cùng hình tròn, màu xanh tượng trưng cho trời. Phương Đàn hình vuông, màu vàng, là tầng tiếp theo tượng trưng cho đất. Còn tầng dưới cùng cũng là hình vuông, được quét vôi màu đỏ tượng trưng cho con người. Tất cả các tầng của Đàn Nam Giao đều có trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Bên cạnh 3 tầng đàn này là các công trình như Trai Cung thường dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế lễ, Thần Trù là nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế và Thần Khố chứa đồ dùng cho cuộc tế cùng một số công trình phụ khác.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Lễ Tế Đàn Nam Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức vào năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, thường vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Đến năm 1907 thời Thành Thái thì đổi lại 3 năm một lần. Khi bắt đầu lễ tế, Đoàn Ngự đạo của nhà vua sẽ đi từ Ngọ Môn, vượt sông Hương qua cầu phao bằng thuyền (khi chưa có cầu Trường Tiền) và đến Nam Giao thông qua Nam Giao cựu lộ (đường Phan Bội Châu ngày này) và Nam Giao tân lộ (đường Điện Biên Phủ ngày nay).

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Lễ Tế Đàn Nam Giao thường được tổ chức lúc 2h sáng với nhiều nghi lễ và qua 9 giai đoạn khác nhau của buổi lễ, rồi sau gần 3 tiếng đồng hồ buổi tế mới kết thúc. Những con vật như trâu, heo, dê sẽ được vỗ béo bằng thức ăn tinh sạch trước khi đem ra cúng, được gọi là con sinh hay con sanh.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Ngày xưa, nghi lễ tế thường có rất nhiều thủ tục như vua đốt lửa thui nghé, chôn vùi lông và huyết, dâng ngọc và lụa, cúng sanh và thức ăn, đọc tuyên chúc, dâng rượu… Bây giờ thì lễ tế được tổ chức gọn nhẹ hơn khi Bí thư Tỉnh ủy làm chủ bái, sẽ thay mặt người dân gửi lòng thành kính đến các bậc tiên tổ đã có công xây dựng đất nước.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Đàn Nam Giao: Giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn

Lễ Tế Đàn Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn được tổ chức dưới thời vua Bảo Đại, vào nửa đêm rạng ngày 23/31945, 5 tháng trước khi nền quân chủ ấy sụp đổ hoàn toàn.

Đàn Nam Giao:

  • Địa chỉ: Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • SĐT: 090 125 36 28
  • Website: http://hueworldheritage.org.vn
  • Giá vé: 20.000đ/người

Wanderlust Tips | Cinet