Đằng sau những chiếc mặt nạ Venice

Nếu từng một lần bị hút hồn bởi vẻ lộng lẫy, bí ẩn và tinh xảo của những chiếc mặt nạ rực rỡ tràn ngập các con phố ở Venice, đừng ngại len lỏi qua những hẻm nhỏ để dược tận mắt chiêm ngưỡng người nghệ nhân tài hoa thổi hồn cho tác phẩm. Mặt nạ Venice, cũng như nhiều sản phẩm thủ công truyền thống khác chính là tinh hoa từ bàn tay và khối óc những người thợ lành nghề.

[rpi]

wanderlus-tips-dang-sau-nhung-chiec-mat-na-venice4Tôi khá ngạc nhiên khi được biết rằng, trong hàng nghìn chiếc mặt nạ tràn ngập đường phố Venice, chỉ có một số ít còn được làm theo lối thủ công truyền thống. Theo anh Davide Belloni, một nghệ nhân làm mặt nạ trẻ tuổi, thay vì làm bằng tay với nguyên liệu tự nhiên như giấy, hồ nước, bột màu, và vải như ngày trước thì giờ đây các sản phẩm bạn thấy hầu hết làm bằng máy với giấy ép hoặc nhựa sản xuất ở Trung Quốc hoặc các nước Trung Đông như Albani, Romania và Bulgaria.

Là một nghệ nhân trẻ nhưng kế thừa truyền thống làm mặt nạ lâu đời của gia đình mình, Davide cảm thấy khó chấp nhận những sản phẩm của thời đại toàn cầu hóa này: “Tưởng tượng xem những chiếc mặt nạ truyền thống của Venice sẽ được làm ở một nơi xa xôi cả vạn cây số. Có thể nó rẻ hơn, có thể tôi sẽ thu lợi cao hơn, song có một điều chắc chắn là nó sẽ mất đi linh hồn và ý nghĩa sâu sắc vốn có”.

Cũng giống như mọi món đồ thủ công khác, để làm ra một chiếc mặt nạ đòi hỏi nghệ nhân phải có sự kỳ công, bền bỉ đáng kinh ngạc. Khi tham gia workshop kéo dài khoảng 3 tiếng với chi phí chừng 60USD, bạn sẽ được nghệ nhân hướng dẫn các thao tác trang trí mặt nạ để tự sáng tạo tác phẩm của riêng mình.

wanderlust-tips-dang-sau-nhung-chiec-mat-na-venice1 01Song công đoạn làm mặt nạ bắt đầu ngay từ khi bạn nghĩ về một gương mặt. Một gương mặt khác lạ trong trí tưởng tượng, sẽ được định hình ban đầu bằng khuôn đất sét rồi trét thạch cao lỏng ra bên ngoài. Khi khô lại, thạch cao chính là một tiêu bản của chiếc mặt nạ. Sau khi lớp thạch cao cứng, nó sẽ được tách khỏi khuôn đất sét và bắt đầu chuyển sang công đoạn đắp các mẩu giấy thấm chất lỏng đặc biệt được gọi là cartalana. Tất cả các lớp giấy này sẽ được nhúng qua một loại keo rồi dán đè lên nhau ép chặt trên khuôn. Sau hơn 20 giờ khi lớp giấy khô đi, một cái khuôn mặt nạ hoàn hảo sẽ hình thành chờ bàn tay khéo léo vẽ lên. Tuy vậy, không phải chiếc mặt nạ nào cũng tạo được từ một khuôn. Đôi khi, đó là kết quả của nhiều mảnh ghép cầu kỳ khác nhau.

Theo Davide, shop của anh có khoảng 65 khuôn mẫu cho mặt nạ. Và tương ứng với mỗi khuôn này lại có hàng chục cách trang trí khác nhau tạo nên hàng trăm mẫu mặt nạ đa dạng.“Có cái thì chỉ một vài giờ là xong, có cái thì phải làm nhiều ngày. Tùy thuộc vào độ cầu kỳ và chất liệu mà giá cả dao động từ khoảng 21 – 106USD một cái,” Davide cho hay. Chiếc mặt nạ cầu kỳ nhất và có giá đắt nhất là một chiếc mặt nạ … có gắn lông công trị giá 235USD (tức khoảng hơn 5 triệu đồng).

Hơi thở đương đại

Chắc hẳn khi nói tới đây thì nhiều người đã nhận ra rằng Davide Belloni chính là người kế thừa của dòng họ Belloni mà cha anh, ông Mario Belloni là một trong những người tiên phong mang Carnival Venice trở lại rực rỡ như thời hoàng kim sau gần 200 năm gián đoạn. Ca’maca là shop mặt nạ danh tiếng mà gần như không du khách nào không biết khi tới Venice.

wanderlust-tips-dang-sau-nhung-chiec-mat-na-venice14 14Tuy vậy, trở thành một nghệ nhân làm mặt nạ không phải lựa chọn đầu tiên của chàng trai trẻ này. Sau 10 năm bôn ba học và làm việc khắp nơi từ Anh, Ý, Nga, Lithuana, đến Đức, cuối cùng thì niềm đam mê chế tác mặt nạ được cha mẹ truyền cho từ thời thơ ấu cùng với khao khát có được một không gian sáng tạo của riêng mình đã thôi thúc Davide trở về. “Tôi đã học vẽ những chiếc mặt nạ từ khi còn là một đứa bé ở xưởng của cha mẹ,” Davide nhớ lại. “Khi niên thiếu, tôi cũng được cha dạy cho nhiều kỹ năng vẽ mặt nạ và làm việc ở xưởng vào mùa hè để tự chi trả các khoản chi tiêu cá nhân.

Tuy nhiên, “dòng dõi” nghệ nhân vừa là cơ duyên nhưng cũng là thách thức đối với thợ chế tác trẻ Davide. Chỉ sau vài tuần sau khi trở về, anh mở riêng một shop nhỏ để tự mình quản lý với một tầm nhìn “tân thời” hơn. “Tầm nhìn của tôi là tạo nên một không gian cho du khách khám phá một chiếc mặt nạ truyền thống của Venice được tạo ra như thế nào, và đồng thời chứng tỏ rằng hoàn toàn có thể mở một cơ sở kinh doanh kiểu truyền thống ở Venice.

Và mặc dù làm thủ công, chia sẻ những chiếc mặt nạ được chế tác mang hơi thở đương đại như mặt nạ cyberpunk hay steampunk (nhân vật trong một game nhập vai thực tế đang được ưa chuộng), hai loại mặt nạ đang thịnh hành ở shop. Shop mặt nạ của anh chàng 32 tuổi này một mặt vẫn kế thừa những tinh hoa từ nghề làm mặt nạ thủ công của Venice do cha mẹ truyền lại, mặt khác là một “nhánh” rẽ hiện đại hơn.

Thách thức những giá trị truyền thống

wanderlust-tips-dang-sau-nhung-chiec-mat-na-venice2Có cha mẹ làm trong ngành là điều may mắn song cũng chính là thách thức đối với tôi,” Davide chia sẻ. “Trong khi cha mẹ thì muốn yên phận với một shop thủ công đã nức tiếng, thì tôi lại muốn đầu tư mở công ty, trong khi họ muốn giữ nguyên bản những mô típ trang trí truyền thống thì tôi lại khao khát những yếu tố mới mẻ như mang họa tiết và hình dáng đương đại lên mặt nạ, hay tổ chức các sự kiện hóa trang với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Có nghĩa là đến với Ca’maca của ông Mario Belloni và Ca’maca của Davide Belloni, bạn được thưởng thức mặt nạ truyền thống Venice theo hai phong vị hoàn toàn khác biệt. Điều khiến tôi thấy cảm động lạ thường, khi họ vẫn tiếp tục hỗ trợ nhau trong công việc một cách tận tụy nhưng tôn trọng những hướng phát triển riêng của nhau.

Có lẽ, điều đó là bởi cả người nghệ nhân già và con trai ông đều “cùng chiến tuyến” trong cuộc chiến chống lại sự “xâm lược” của những sản phẩm công nghiệp giá rẻ như lời Davide nhận định, và họ cũng là những người “đồng chí” trong một sứ mệnh cao hơn là truyền thông điệp tới công chúng nói chung và du khách thế giới nói riêng về sự khác biệt và độc đáo của những chiếc mặt nạ truyền thống từng một thời làm nên linh hồn Venice.

Hồng Nhung | Wanderlust Tips | Cinet