Diệu kỳ thung lũng đỏ Larung Gar giữa núi đồi Tây Tạng

Ở độ cao 4000m so với mực nước biển, giữa những ngọn đồi xanh ngút ngàn, thung lũng đỏ Larung Gar hiện lên diệu kỳ giữa vùng Tây Tạng với ngôi làng Phật Giáo lớn nhất thế giới và những ngôi nhà có lối kiến trúc vô cùng đặc biệt.
Diệu kỳ thung lũng đỏ Larung Gar giữa núi đồi Tây Tạng - Wanderlust Tips

Larung Gar hay còn có tên gọi khác là thung lũng đỏ, ở thung lũng Larung là một cộng đồng ở Quận Sêrtar của Quận Tự trị Tây Tạng Garzê , ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cách Thành Đô khoảng 650 km, được biết tới với Học viện Phật giáo Serta Larung lớn nhất thế giới. Để tới đây, du khách phải ngồi trên xe bus tới 20 giờ đồng hồ, do đó, nơi này gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Dân cư ở đây chiếm phần lớn là các tăng ni, phật tử.

Larung Gar bắt đầu hình thành số lượng chưa tới 10 người trong đó có Khenpo Jigme Phuntsok – một vị Lạt-ma có ảnh hưởng thuộc dòng Cổ Mật. Họ bắt xây dựng những dinh thự và thành lập học viện từ những năm 1980 với mục đích đem lại nguồn sức sống mới cho Phật giáo Tây Tạng cũng như gửi gắm những điều tốt đẹp tới nhân loại trên thế gian.

Sau đó ngày càng phát triển hơn khi có nhiều tu sĩ và cư sĩ Phật giáo Tây Tạng từ cao nguyên Tây Tạng đến đây. Học viện Phật giáo Serta Larung ngày càng phát triển về danh tiếng và quy mô, ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc và quốc tế đến và xây dựng các khu nhà ở để sinh sống và theo học tại đây. Tính đến nay, có khoảng 40.000 phật tử đang theo học tại đây. Trong đó, số lượng nữ giới đông hơn so với nam giới.

Larung Gar được coi là nơi vô cùng linh thiêng ứng nghiệm một số lời tiên tri cổ xưa.

dfgdgfv

Cộng đồng Larung Gar bao gồm các khu nhà ở và các túp lều thiền ẩn tu, được xây bằng gạch bùn hoặc bằng gỗ. Khi cộng đồng phát triển, các nữ tu đã xây dựng thêm các nhà khách, và những con đường đi bộ nối các khu vực lân cận với Học viện.

Khi Larung Gar phát triển, hơn 1.000 ngôi nhà mới đã được xây dựng mỗi năm bởi cả đội ngũ chuyên nghiệp và các tăng ni với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè của họ. Đến năm 1986, dân số cư trú của các tăng ni là 6.000 người. Và đến năm 1998, 4.500 nữ tu, 4.000 nhà sư và gần 1.000 sinh viên Trung Quốc đã cùng nhau sống, học tập và thiền định tại Larung Gar.

vjh
Những ngôi nhà san sát ở Larung Gar tạo nên một khung cảnh vô cùng ảo diệu. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh)

Đến với Larung Gar, du khách chắn chắn sẽ ấn tượng phải phải choáng ngợp bởi cảnh tượng hàng nghìn ngôi nhà nhỏ được xếp san sát nhau trên vách núi cheo leo. Tất cả đều mang tông màu vàng, đỏ, hồng, tông màu chủ đạo của các phật tử nơi đây. Điều đặc biệt hơn nữa là trong những ngôi nhà ấy đều không có ti vi, hệ thống sưởi hay nhà vệ sinh khép kín. Người dân ở đây có thể sử dụng điện thoại di động để cập nhật cuộc sống bên ngoài.

Các nhà sư sống trong các ngôi nhà gần học viện và được ngăn cách, phân chia khu vực sinh sống dựa trên tuổi và giới tính. Theo quy định, các tăng ni, phật tử đều không được ra khỏi khu vực được phân chia của mình. Tuy nhiên, sẽ có một khu vực mở ở trước hội trường chính của tu viện là nơi mà cả nhà sư và ni cô đều được phép lui tới.

dfgrdgf

Không chỉ là nơi sinh sống của các nhà sư, một lượng ít người Tây Tạng cũng sống ở Larung Gar. Người dân ở đây duy trì cuộc sống nhờ vào những nguồn quyên góp, cho thuê nhà nghỉ hoặc mở các cửa hàng nhỏ. Chính vì vậy, trước năm 2016, nơi luôn chào đón du khách đến thăm bởi cảnh vật diệu kỳ và con người thân thiện, hiếu khách. Bạn có thể đi dạo quanh ngôi làng, tham quan Học viện Phật giáo hay tìm hiểu về tín ngưỡng, văn hóa, con người nơi đây.

Ở Larung Gar, con người có đức tin tuyệt đối với Phật pháp. Ngay từ sáng sớm, khi mà vạn vật vẫn yên giấc ngủ say thì các vị sư đã bắt đầu rảo bước tới học viện trong những bộ trang phục mang sắc đỏ trầm ấm cùng chuỗi tràng hạt trên tay, tiến hành tu thiền và nghiên cứu Phật giáo hoặc triết học phương Đông.

Như một vòng tuần hoàn cố định, họ chỉ trở về nhà và nấu nướng những món đồ chay khi mặt trời đã tắt sau buổi hoàng hôn. Họ ăn chay trường, uống sữa đậu nành và nấu bất cứ loại rau gì hái được bên đường.

Do địa hình ở độ cao, hiểm trở nên thời tiết Larung Gar khắc nghiệt vô cùng, nhiệt độ luôn ở ngưỡng thấp hoặc âm độ, ngoài những chiếc áo choàng lông dày cộm, kinh Phật và tràng hạt là thứ cứu rỗi họ qua khỏi những tình thế khắc nghiệt của miền núi tuyết.

Ảnh: Lê Quỳnh Anh

Khi màn đêm xuống, thung lũng đỏ hiện lên lung linh, huyền ảo với hàng ngàn ánh đèn lấp lánh được trải dài từ đỉnh thung lũng xuống dưới tận chân cùng. Khung cảnh này đẹp diệu kỳ giữa bạt ngàn toàn rừng núi hoang vu ở miền đất Tây Tạng xa xôi.

aefr

Chính vì những điều đó, thời gian ở Larung Gar dường như trôi cũng rất chậm. Đến đây, du khách sẽ được cảm nhận không khí thanh tịnh của Phật giáo, thư giãn trong không gian chỉ toàn những tiếng tụng kinh, dòng người lặng lẽ đi lại trên con đường nhỏ, khác biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia. Larung Gar như một thế giới hoàn toàn khác.

d 2

Với cảnh vật nên thơ, con người mến khách, văn hóa đặc sắc như vậy, Larung Gar là mảnh đất tuy xa xôi nhưng thu hút lượng đông khách du lịch tới thăm và tìm hiểu về nơi này. Chắc hẳn, không ống kính máy ảnh nào là không bị thuyết phục bởi Larung Gar..

Tuy nhiên, do là vùng đất tự trị nằm ở khu vực Tây Tạng, thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Larung Gar thường xuyên phải chịu các sách nhiễu của chính quyền nước này. Năm 1999 và năm 2001, chính quyền Trung Quốc khám xét cơ sở, và bắt đầu “cải tạo lòng yêu nước” đối với các tăng ni cư trú tại đây. Cũng trong năm 2001, việc phá dỡ hàng loạt và buộc trục xuất các nhà sư, ni cô và cư sĩ bắt đầu sau khi chính quyền Tứ Xuyên truy nã các tài liệu đã ký tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đến năm 2016, Trung Quốc chính thức công bố lệnh phá dỡ hàng loạt và cưỡng chế trục xuất tại Larung Gar, lệnh cắt giảm một nửa số cư dân Larung Gar xuống còn 5.000 người và thưởng cho những cư dân dân tộc thiểu số nếu họ chuyển đi. Hiện nay, Larung Gar cũng đã chính thức cấm khách du lịch nước ngoài tới thăm.

udd

Có lẽ đọc đến đây, ai trong chúng ta, những con người yêu và tôn trọng cái đẹp, yêu du lịch đều sẽ cảm thấy buồn. Những người buồn vì chưa thể đặt chân tới và khám phá mảnh đất đặc biệt này, những người đã đến thì buồn khi thấy giờ đây Larung Gar chỉ còn là kỉ niệm…

Nhưng những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, vẻ đẹp diệu kỳ giữa thiên nhiên Tây Tạng hùng vĩ của thung lũng đỏ này sẽ còn mãi.

Ảnh: Internet / Sưu tầm.

Wanderlust Tips | Cnet.