Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Những “chuyến tàu” độc nhất vô nhị được làm ra từ bàn tay và khối óc của người dân địa phương đã góp phần giúp ngành du lịch xứ sở Chùa Tháp thêm khởi sắc. Ngày càng nhiều du khách muốn đến đây để trải nghiệm một hành trình đầy nắng và gió trên chuyến tàu hỏa tre hiền lành này.

[rpi]

Hệ thống xe lửa quốc gia của Campuchia đã bị bỏ đi hồi thập niên 1970, trong cuộc nội chiến và trong những năm tàn bạo của Khmer Đỏ. Các con tàu bắt đầu chạy trở lại trong thập 1980, nhưng cuộc kháng cự dai dẳng của các phiến quân đã khiến cơ sở hạ tầng của đất nước bị lụi bại nghiêm trọng. Đường sá ở địa phương tồi tàn, nhiều cộng đồng bị cô lập với thế giới bên ngoài bởi dịch vụ xe lửa rất thất thường và rồi cuối cùng chết hẳn.

Tạp chí Wanderlust Tips Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Tàu hỏa tre (tiếng địa phương gọi là norry) là giải pháp bình dân mà người dân nơi đây nghĩ ra. Norry là một từ phát âm nhầm của “lorry”, trong tiếng Anh nghĩa là toa chở hàng trong ngành đường sắt. Sàn tàu được lắp ráp từ các nguyên vật liệu có sẵn, kết thành một mặt phẳng đặt trên các bánh xe, có thể đạt vận tốc khoảng 30 dặm/h (48km/h). Trên chiếc tàu bình dị này, người dân Campuchia chở mọi thứ, từ người cho tới hàng hóa, nông sản. Phương tiện vận chuyển này trở nên phổ biến trong thập kỉ 80 bởi các phương tiện khác hồi đó rất hiếm.

Để làm tàu hỏa tre, người dân ở đây chặt tre trên rừng, dựng thành một cái sạp tre có chiều dài tầm 3m, đặt trên bốn cái bánh bằng sắt, rồi gắn thêm một động cơ công nông loại nhỏ. Vậy là đã có ngay một toa tàu thô mộc.

Tạp chí Wanderlust Tips Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Đến thập niên 1990, động cơ được gắn thêm vào tàu hỏa tre thô sơ, cung cấp lực đẩy cho các toa xe và nối với mặt phẳng bằng một đai cao su móc vào trục sau. Những chiếc norry hoàn thiện, gồm cả động cơ và bánh lăn, có chi phí lên tới 1,6 triệu riel (khoảng hơn 9 triệu đồng). Chi phí này bằng vài tháng lương của một người lái tàu, nhưng động cơ còn có thể dùng để chạy thêm các thiết bị phụ khác, chẳng hạn như máy ép nước.

Nguyên lý hoạt động cũng như nguyên liệu làm ra một chiếc norry khá thô sơ, và có vẻ như sự an toàn của du khách vẫn không được đảm bảo khi di chuyển tốc độ cao với một tấm ván bằng tre chẳng khác thời nguyên thủy là mấy. Thậm chí khi hai chiếc tàu tre chạm mặt nhau trên cùng một đường ray, thì chiếc tàu nào có ít hành khách hơn sẽ được kéo ra khỏi ray, nhường đường cho chiếc còn lại đi qua, rồi sau đó lại lắp vào ray chạy tiếp.

Tạp chí Wanderlust Tips Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Bắt đầu từ năm 2006, khi có một dự án được công bố nhằm phục hồi hệ thống hỏa xa của Campuchia, người ta nghĩ nhiều hơn về cái chết của tàu hỏa tre. Sau đó là nhiều năm trì hoãn, do vấn đề ngân sách và do chương trình tái định cư gây tranh cãi. Vào tháng 10 năm 2017, tàu tre chính thức bị thay thế bởi tuyến đường sắt từ thị trấn biên giới Thái Lan – Campuchia từ Poipet đến Phnom Penh. Tuy nhiên, sau đó tàu tre được xây dựng lại để phục vụ cho ngành du lịch địa phương.

Tạp chí Wanderlust Tips Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Tuyến đường tàu hỏa tre được xây dựng lại ở tỉnh Battambang để duy trì sự hấp dẫn du lịch truyền thống. Norry là một hình ảnh gợi nhớ những mất mát to lớn của người Campuchia nhưng cũng nói lên tinh thần vượt khó của họ.

Tạp chí Wanderlust Tips Độc đáo tàu hỏa tre của người dân Campuchia

Wanderlust Tips | Cinet