Du khách Tây chia sẻ 15 phong tục ăn uống thú vị ở châu Á

(#wanderlusttips) Maureen St. George là người rất yêu thích du lịch, cô đã đặt chân tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều nước ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Cùng nghe Maureen chia sẻ về những phong tục tại đây qua cái nhìn thú vị.

[rpi]

Bạn trai tôi là người Anh gốc Trung Quốc, cả cha mẹ của anh ấy đều đến từ Hồng Kông (Trung Quốc). Và chính điều này đã khiến chúng tôi gặp nhiều bất đồng văn hóa khi cả gia đình cùng ngồi ăn với nhau. Để khắc phục điều này, tôi đã cố gắng tìm hiểu nhiều hơn và bắt đầu tập hợp danh sách 15 điều về các phong tục ăn uống ở các nước châu Á, và những điều này còn đúng với phần lớn khu vực Đông Nam Á.

wanderlust-tips-du-khach-tay-chia-se-15-phong-tuc-an-uong-thu-vi-o-chau-a-1

1. Khi được mời đến ăn tối, thay vì mang rượu và trái cây như thường lệ, bạn hãy cố gắng tìm hiểu trước những gì mà chủ nhà thích và mang tặng họ đúng những món đồ đó.

2. Đừng nên cắm đũa của bạn lên bát cơm vì điều này là rất kiêng kị, đặc biệt ở Nhật Bản. Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

3. Hầu hết các món ăn ở châu Á được phục vụ trên những chiếc đĩa lớn, sau đó mọi người sẽ tự chọn đồ ăn cho vào trong các bát hoặc chén riêng. Ở Hàn Quốc, chỉ sau khi người lớn tuổi nhất bắt đầu ăn thì mọi người mới theo đó cùng dùng bữa. Tác giả cũng khuyên rằng nếu bạn không nắm rõ phong tục của từng nước thì có thể chờ đến khi tất cả mọi người bắt đầu ăn thì mình mới dùng bữa, như vậy sẽ an toàn hơn.

4. Ở một khu vực tại Đông Nam Á, người ta thường để lại một chút đồ ăn còn lại trên đĩa hoặc bát vào cuối bữa ăn để thể hiện rằng mình không phải người tham lam. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì bạn lại nên ăn hết sạch sẽ.

5. Khi lấy thức ăn bằng đũa, đừng lấy đồ ăn trong khi người khác cũng đang lấy chúng trên một chiếc đĩa. Cũng đừng lấy những phần thức ăn lớn một lúc mà nên mỗi lần gắp một chút.

wanderlust-tips-du-khach-tay-chia-se-15-phong-tuc-an-uong-thu-vi-o-chau-a-0

6. Đối với những người Hồi giáo (đạo Hồi có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á) thì việc ăn bằng tay trái là không được phép. Chính vì vậy mà dù thuận tay trái thì bạn vẫn phải cố gắng để sử dụng tay phải trong ăn uống thuần thục hơn.

7. Khi ăn xôi ở Thái Lan, không nên lấy những miếng nhỏ nhiều lần mà chỉ lấy luôn trong một lần phần đủ ăn. Sau khi lấy xôi, bạn cũng nên đậy nắp nồi lại để xôi không bị nguội cho những người lấy sau.

8. Đối với xương hay các loại vỏ thì bạn chỉ cần để ở cạnh đĩa hoặc trên bàn.

wanderlust-tips-du-khach-tay-chia-se-15-phong-tuc-an-uong-thu-vi-o-chau-a-2

9 . Một số món ăn “cầm tay” như cánh gà thì người ta sẽ xiên một chiếc que qua nó và bạn sẽ cầm chiếc que đó thoải mái thưởng thức.

10. Nhiều nơi ở Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, bạn có thể dùng tay để ăn trực tiếp, thế nhưng điều này không có nghĩa là dùng cả bàn tay mà thực chất chỉ là những ngón tay.

11. Bạn có thể cố gắng để nói rằng không muốn ăn hay uống thêm nhưng nó chẳng hiệu quả. Do chẳng có sự lựa chọn nào cả nên tốt nhất là bạn hãy tỏ ra lịch sự và chấp nhận ý tốt.

12. Bia thường được phục vụ kèm đá và các cô gái phục vụ ở nhà hàng sẽ luôn túc trực để thêm đá vào cốc cho bạn. Tuy nhiên nhiều người cho rằng nước đá sẽ cản trở tiêu hóa, vì vậy những đồ uống ấm hoặc nóng sẽ thường được dùng sau bữa ăn, chứ không phải bia lạnh.

wanderlust-tips-du-khach-tay-chia-se-15-phong-tuc-an-uong-thu-vi-o-chau-a-3

13. Nếu ở Thái Lan việc để lại tiền tips rất phổ biến, thì ở Trung Quốc lại không hề có văn hóa này. Vì vậy, cách tốt nhất là nhập gia tùy tục, tùy cơ ứng biến.

14. Nếu bạn đang định tới một nhà hàng dimsum thì hãy mang theo một chiếc áo khoác nhẹ, quả thực những nơi đó nhiệt độ điều hòa vô cùng lạnh.

15. Tại nhiều nơi ở châu Á, bạn đừng quá ngạc nhiên khi giấy vệ sinh và giấy ăn được sử dụng như khăn ăn và mọi người dùng chúng để lau sạch các đồ dùng (đũa, thìa, chén, đĩa…) trước khi ăn.

LN | Wanderlust Tips | Cinet