Du xuân hành hương trẩy hội Kinh Bắc

Mùa xuân không khí dễ chịu, đất trời khoác lên tấm áo đẹp của ngàn hoa lá là dịp cả nhà cùng nhau du xuân, tham dự các lễ hội lớn để ghi lại những khoảnh khắc đoàn viên đáng nhớ của gia đình. Xuân này, hãy cùng khám phá các lễ hội nổi tiếng khắp miền Bắc dưới đây.

[rpi]

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng và kéo dài ba tháng. Suốt mùa lễ hội, khách hành hương tấp nập đổ về tạo nên bầu không khí vô cùng nhộn nhịp. Lễ chùa được tổ chức hết sức long trọng và vô cùng thiêng liêng. Đền thờ có lễ rước thần và rước văn. Kiệu cùng dàn cờ trống đĩnh đạc đi trước, dàn nhạc lễ rộn ràng nối bước theo sau. Lễ chùa có dâng hương, hoa trái, cỗ chay cúng Phật. Người hành hương từ khắp nơi thành tâm cầu mong gia đạo bình an, sự nghiệp thăng tiến. Ngoài ra, hội chùa Hương thu hút nhiều du khách thập phương với các màn hát chèo, hát văn, bơi huyền, leo núi…

du-xuan-kinh-bac-wanderlusttips

Ngoài ra, hành hương mùa Xuân, bạn còn được chiêm ngưỡng Động Hương Tích được mệnh danh Nam thiên đệ nhất động, suối Giải Oan, động Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, đền Vân Song… và ngắm rừng hoa mơ nở trắng trời. Sắc trắng hoa hòa với sắc xanh núi đồi trong sương khói mùa xuân tạo nên khung cảnh thần tiên.

Lễ hội chùa Bái Đính

Quần thể núi chùa Bái Đính nằm trong dãy núi Tràng An, phía tây cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Năm 2003, Bái Đính xây khu chùa mới, xác lập nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á, hành lang La hán lớn nhất châu Á… Cảnh non nước hùng vĩ, hữu tình cùng không gian Phật giáo tĩnh tại mang đến cho bạn cảm giác an lạc, thư thái.

Lễ hội chùa Bái Đính thường bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng ba âm lịch. Chuyến hành hương cầu an, chiêm bái ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Việt Nam khiến mùa xuân của gia đình thêm trọn vẹn. Sáng mồng 6, người viếng chùa nô nức, hàng ngàn tăng ni kính cẩn làm lễ dâng hương đức Phật, tưởng nhớ nhà sư Nguyễn Minh Không, thần Cao Sơn và Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Đến phần hội, khách hành hương có dịp ôn lại lịch sử của cố đô Hoa Lư một thời lẫy lừng.

du-xuan-kinh-bac-wanderlusttips1

Lễ hội mùa xuân Yên Tử

Ca dao có câu: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”, vì vậy hành hương Yên Tử đã trở thành tâm nguyện của nhiều du khách hành hương hướng về cõi Phật. Lễ hội Yên Tử mở hội vào mồng 9 tháng Giêng hàng năm không kém phần thiêng liêng. Trong phần lễ, các vị hòa thượng làm lễ cầu an, cầu mong quốc thái dân an, khai ấn và đóng ấn cầu may cho người xin lễ. Phần hội lại diễn ra rất náo nhiệt với màn múa lân sư rồng, trống hội tưng bừng, văn nghệ ca hát đối đáp rất hấp dẫn.

Hành hương Yên Tử, bạn có dịp viếng thăm chùa Giải Oan, chùa Phù Vân (Hoa Yên) cổ kính, thấp thoáng trong làn mây, và đến chùa Đồng nằm chót vót trên đỉnh núi để cầu nguyện may mắn, phúc lành.

du-xuan-kinh-bac-wanderlusttips2

Lễ khai ấn Đền Trần

Lễ hội khai ấn Đền Trần vốn là tục lệ truyền thống của Nam Định. Nhiều năm trở lại đây, lễ hội ngày càng nổi tiếng, thu hút đông đảo người dân khắp nơi đến xin ấn. Đúng 00 giờ ngày rằm tháng Giêng hàng năm, các bô lão tề tựu về đền Cổ Trạch làm lễ đức Thánh Trần. Vị cao niên nhất làng đứng ra làm lễ, sau đó mọi người rước ấn sang đền Thiên Trường khai ấn. Cuối cùng, người trong nhà đền đóng dấu son vào giấy vàng phân phát cho người đến dự lễ hội.

du-xuan-kinh-bac-wanderlusttips3

Lễ khai ấn diễn ra giữa đêm nên dòng người cũng lũ lượt kéo về đền từ rất sớm. Trong tiếng trống lân rộn rã, mọi người háo hức với bao ước vọng chờ mong cầm trong tay lá ấn đầy ý nghĩa. Người xin ấn đền Trần tin rằng lá ấn mang đến phúc đức, tài lộc, tránh rủi ro trong năm mới.

Wanderlust Tips | Cinet

Leave A Comment