Hậu Halloween: Bạn đã biết về 5 lễ hội ma quỷ khác trên thế giới?

Chúng ta thường kỷ niệm các dịp quan trọng trong cuộc sống bằng các ngày lễ hội, và thế giới bên kia cũng vậy. Bên cạnh Halloween, đây là 5 lễ hội khác trên khắp thế giới cũng được tổ chức để tưởng nhớ những người đã chết, đại diện cho các phong tục thần linh và các nghi thức khác nhau của mỗi quốc gia.

Nguồn gốc của lễ Halloween

Chắc hẳn bạn đã nghe nói nhiều về Halloween với những lễ hội ma quái, đồ ngọt hay trò ‘cho kẹo hay bị ghẹo’. Từ lâu, Halloween đã được tổ chức rộng rãi như một dịp để tôn vinh các linh hồn. Nó được cho là bắt đầu bởi những người Celt sống khoảng 2.000 năm trước đây tại khu vực mà ngày nay là Ireland, Anh và Bắc Pháp. Ở Bắc bán cầu, nó được tổ chức vào ngày 1/11, nhưng nghi thức chính thức lại bắt đầu từ tối ngày 31/10 theo giờ của người Celtic.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hậu Halloween: Bạn đã biết về 5 lễ hội ma quỷ khác trên thế giới?

Một lịch sử khác của Halloween kể lại rằng, đêm hội Halloween bắt nguồn chỉ là một ngày lễ của Cơ đốc giáo được ấn định bởi Giáo hoàng Gregory III và cũng được tổ chức vào ngày 1/11 kể từ thế kỷ thứ 8. Đó là một ngày để tôn vinh tất cả các vị thánh của nhà thờ đã lên được thiên đàng. Từ đó, buổi tối (eve) trước ngày Lễ Các Thánh (All Saints’ Day) trở thành một đêm thánh, linh thiêng (hallowed), và ghép lại ta có ngày lễ Halloween.

Còn những ngày lễ ma quỷ khác trên thế giới thì sao?

Mỗi quốc gia đều có những niềm tin, nghi thức và nghi lễ riêng, nhưng rất nhiều người trong số họ có niềm tin niềm nhau về việc linh hồn của tổ tiên họ sẽ trở lại dương gian. Ngoài ra, đối với giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ mùa hè sang mùa đông, văn hóa nông nghiệp coi đây là dịp thực sự đặc biệt.

Dưới đây là 5 sự kiện và lễ hội ma quỷ khác đến từ 5 nền văn hóa khác nhau trên thế giới:

1. Samhain, Ireland
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hậu Halloween: Bạn đã biết về 5 lễ hội ma quỷ khác trên thế giới?

Liên quan mật thiết đến Halloween, Samhain là một lễ hội đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và đầu mùa đông hay còn gọi là “nửa tối” của năm. Hồi đó, người Celt kỷ niệm ngày 1/11 là dịp cuối mùa hè và đầu mùa đông, vì họ tin rằng: đó là sự kết thúc của ánh sáng và bắt đầu của bóng tối. Đó cũng là khoảng thời gian duy nhất trong năm khi tấm màn ngăn cách giữa hai thế giới của người sống và người chết trở nên mỏng manh nhất. Điều này cho phép linh hồn của người chết đến thăm người sống.

Cho đến nay, ý nghĩa của việc kỷ niệm lễ hội Samhain vẫn được giữ nguyên. Vào ngày này, mọi người duy trì các nghi lễ bao gồm nhảy múa, ăn uống, đi dạo giữa thiên nhiên và xây dựng bàn thờ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Táo và bí ngô thường được xem là đại diện cho mùa màng bội thu; đầu lâu và bộ xương được đặt trên bàn thờ cùng với ảnh của những người yêu quý để tượng trưng cho các linh hồn.

2. Día de los Muertos, Mexico
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hậu Halloween: Bạn đã biết về 5 lễ hội ma quỷ khác trên thế giới?

Nhắc đến cái chết, ta luôn hình dung ra một không khí rất u ám và tang tóc. Nhưng lễ hội Día de los Muertos – hay “Lễ hội người chết” ở Mexico – lại hoàn toàn không giống như những gì bạn đang tưởng tượng.

Cùng với các lễ kỷ niệm Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh hồn của Công giáo, đây là một ngày lễ được tổ chức vào hai ngày 1/11 và 2/11. Với những bức tranh vẽ khuôn mặt, những chiếc đầu lâu đầy màu sắc, những bữa ăn, điệu múa và những bộ váy lớn, ngày Día de los Muertos được miêu tả như một ngày lễ kỷ niệm vui vẻ hơn là tang tóc. Nhưng dù diễn ra theo bất kỳ cách nào, ngày lễ vẫn giữ nguyên được giá trị của nó là bày tỏ sự kính trọng và tưởng nhớ đến những người bạn và người thân trong gia đình đã khuất.

Lễ hội Día de Los Muertos có sự xuất hiện của rất nhiều hoa cúc vạn thọ Calavera và Aztec – loài hoa gắn liền với sự tang tóc ở Mexico. Người dân địa phương cũng đặt những món quà tại các khu mộ và bàn thờ gia đình, như kẹo hộp sọ hoặc sôcôla, đồ trang sức nhỏ và các loại thực phẩm và đồ uống yêu thích của người thân mình.

3. Obon, Nhật Bản

Nhật Bản và truyền thống tôn kính tổ tiên đã trở thành một trong những giá trị văn hóa quý giá nhất của đất nước này. Trong số các lễ hội, Obon là một phong tục Phật giáo Nhật Bản để tôn vinh các linh hồn của tổ tiên. Lễ hội đã được tổ chức ở Nhật Bản trong hơn 500 năm, trong nghi lễ của Obon có một điệu nhảy truyền thống, được gọi là Bon Odori.

Lễ hội Obon kéo dài trong ba ngày thường được phát triển thành một ngày lễ đoàn tụ gia đình. Ngày bắt đầu của lễ hội sẽ thay đổi ở các vùng khác nhau của Nhật Bản tùy theo sự khác biệt trong cách tính âm lịch của người Nhật. Hầu hết, Obon có thể được tổ chức vào khoảng ngày 13 đến ngày 15 tháng 8.

Trong lễ Obon, người ta thường treo đèn lồng treo trước cửa nhà, biểu diễn các điệu múa, và đặt các lễ vật được đặt trước bàn thờ, đền thờ, đôi khi là các ngôi mộ. Nhiều người cũng sẽ đến các khu mộ để lau chùi, rửa sạch bia mộ của gia đình mình. Khi lễ Obon diễn ra vào mùa hè nóng nực, những người tham gia thường mặc trang phục yukata truyền thống, ăn mừng lễ hội với các món ăn và chơi trò chơi.

4. Lễ hội ma đói, Trung Quốc

Đây là một lễ hội truyền thống của Đạo giáo và Phật giáo được tổ chức ở Trung Quốc và một số nước Đông Á vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nó còn có tên là lễ Zhongyuan trong Đạo giáo và lễ Yulanpen trong Phật giáo.

Trong văn hóa Trung Quốc, dựa theo lịch âm, ngày 15 tháng 7 được gọi là Ngày ma (ngày cô hồn), và tháng 7, nói chung, được coi là Tháng ma (hay tháng cô hồn), là thời điểm mà các hồn ma, bao gồm cả linh hồn của tổ tiên đã khuất, trở về dương gian. Do đó, trong Lễ hội Ma đói, người đã khuất được cho là sẽ đến thăm người sống.

Các hoạt động trong tháng bao gồm chuẩn bị đồ ăn theo nghi lễ, thắp hương và đốt nhang, tiền vàng – một dạng các vật dụng làm bằng giấy để cúng cho người chết như quần áo, tiền vàng và các đồ đạc khác cho các linh hồn tổ tiên đến viếng.

5. Lễ hội Guy Fawkes Night (Đêm lửa trại), Anh
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Hậu Halloween: Bạn đã biết về 5 lễ hội ma quỷ khác trên thế giới?

Trong số các lễ kỷ niệm thể hiện lòng kính trọng đối với người đã khuất, lễ hội này sở hữu một trong những nguồn gốc lịch sử đặc biệt nhất khi nó có nguồn gốc từ một nhân vật cụ thể. Lịch sử của lễ hội có liên quan đến sự thất bại của lô thuốc súng vào 1605 theo lịch O.S với mục đích cho nổ tung chôn vùi những kẻ âm mưu xuống dưới toà Thượng nghị viện. 

Guy Fawkes, người bảo vệ những kẻ âm mưu, đã bị bắt. Sau đó người Anh đốt lửa trại xung quanh London để ăn mừng vì Vua James ​​đã sống sót thoát khỏi âm mưu ám sát và từ đó họ ấn định ngày Guy Fawkes (5 tháng 11), là ngày lễ tạ ơn hàng năm.

Mặc dù về sau, các cuộc xung đột giữa các đảng phái tôn giáo khác nhau đã khiến lễ hội trở thành một lễ kỷ niệm xã hội không còn tập trung vào trọng tâm ban đầu, song, ngày này vẫn được tổ chức rộng rãi và thậm chí còn lan truyền đến nước thuộc địa ở nước ngoài, bao gồm một số nước ở Bắc Mỹ – nơi mà lễ hội này được biết đến với tên gọi “Ngày Giáo hoàng”.

Wanderlust Tips | Cnet