Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa

Đắk Lắk, cái tên gắn liền với nền văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, sự đa dạng của ẩm thực độc đáo, văn hóa cà phê lâu đời và là nơi ghi dấu bởi thiên nhiên hùng vĩ. 

[rpi]

Đắk Lắk nổi tiếng là vùng đất của nắng và gió, tọa lạc giữa cao nguyên Nam Trung bộ, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía tây giáp với nước bạn Campuchia, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, phía bắc giáp tỉnh Gia Lai . Sở hữu cảnh quan tự nhiên đa dạng, thơ mộng, các di tích lịch sử cấp quốc gia cùng nền văn hóa bản địa, Đăk Lăk luôn thu hút giới trẻ yêu khám phá tìm đến, đặc biệt là những tín đồ cà phê. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Nguồn gốc “Đắk Lắk” và câu chuyện lịch sử

Tên “Đắk Lắk” nguyên là chữ “Dak Lak”, đây là thổ ngữ của dân tộc M’nông. Trong đó, “Dak” có nghĩa là nước, “Lak” là “hồ nước”. Trong thời gian bị quân Pháp chiếm đóng, họ đã đổi thành “Darlac”. Trước thế kỷ XIV, Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa được triều đình quan tâm, vì thế chưa có cơ cấu hành chính tại đây. Sau khi quân Pháp đô hộ nước ta, chúng đã sát nhập Đắk Lắk vào nước Lào.

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Vào năm 1923, tỉnh Đắk Lắk được thành lập và được đặt dưới sự sự cai trị của viên công sứ quân Pháp tên Sabatier. Vì tham danh lợi, khi nhận chức tên công sứ này đã ngăn cấm không cho người Kinh lập nghiệp, ngăn chặn không cho các nhà tư bản Pháp đến lập đồn điền, để dễ dàng bóc lột các đồng bào Thượng và trở thành vua một cõi. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Năm 1930, những cuộc trỗi dậy của đồng bào miền Bắc và Nghệ An đã làm quân Pháp lo sợ, chúng liền xây dựng một khu tù chính trị ở Buôn Mê Thuột và thành lập tiểu đoàn Sơn cước để bảo vệ nơi này. 

Trước năm 1975, Đắk Lắk có bốn quận lớn là Buôn Mê Thuột, Lạc Thiện, Buôn Hồ và Phước An. Sau bao năm đấu tranh ròng rã, chiến thắng Buôn Mê Thuột vào ngày 10/3/1975 đã mở màn thắng lợi cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Buôn Ma Thuột – “Thủ phủ” cà phê lớn nhất Việt Nam

Buôn Ma Thuột là thành phố trung tâm của tỉnh Đắk Lắk. Khi nhắc đến Buôn Mê Thuột là nhắc đến một “thủ phủ” cà phê lớn nhất nước ta. Hình ảnh ly cà phê Ban Mê luôn là biểu tượng của con người nơi đây. Dù đi đến đâu, họ cũng tự hào về vùng đất anh hùng và đậm đà bản sắc văn hóa. 

Lý giải về tên “Buôn Ma Thuột” 

Đến tận ngày nay, vẫn còn rất nhiều tên để gọi thành phố này: Ban Mê Thuột, Ban Mê Thuật, Buôn Ma Thuột, Buôn Mê Thuật, Buôn Mê Thuột. Vậy cái tên nào mới đúng?

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Theo người xưa, Buôn Mê Thuột trước đây có tên là “Buôn Ma Thuốt”, thổ ngữ của sắc tộc Rhadé. “Buôn” là làng, ấp. “Ma” là cha. “Thuốt” là tên con của vị tù trưởng Êdê, ngày xưa đã lãnh đạo dân chúng chống lại những người Cam Bốt và Ai Lao thường tràn qua biên giới cướp phá. Vì vậy, “Buôn Ma Thuốt” được đặt tên để tưởng nhớ vị tù trưởng anh hùng tên Thuốt.

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Nhiều cách giải nghĩa về cái tên vùng đất này được đưa ra nhưng vẫn chưa thỏa mãn được trí tò mò của người yêu khám phá. Một số người địa phương cho rằng “Buôn Ma Thuột” nếu viết chính xác là  Buôn Ama Y Thuot (Buôn: làng; Ama: cha; Y Thuột: là người có công sáng lập ra buôn làng sớm nhất). Năm 1904, người Pháp thành lập tỉnh Daklak (Đắk Lắk), họ chọn Buôn Ma Thuột làm tỉnh lỵ. Người Pháp dùng tên Ban Mê Thuột trên bản đồ, công văn, sách báo… và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Cái tên “Ban Mê Thuột” là tiếng Thái – Lào (Ban tức bản, làng. Mê: là mẹ, Thuột là tên người). Có điều trái khoáy là địa danh mang tiếng Thái – Lào nằm trên đất của người Êđê. Còn tên Buôn Mê Thuột? Đó là sự lắp ghép giữa tiếng Thái – Lào và Êđê. Xét về ngữ học, cách viết này không ổn. Sau năm 1975, Buôn Ma Thuột được thay thế là Ban Mê Thuột và được thống nhất dùng trên bản đồ, công văn, sách báo… Đây là tên gọi đúng nhất, bởi lẽ nó là thổ ngữ Êđê và có liên hệ đến lịch sử hình thành đô thị này.

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Một số quan điểm khác cho rằng “Buôn Ma Thuột” mới là tên gọi chính xác nhất vì ở Tây Nguyên, người Ê đê đã cư ngụ từ rất lâu. Theo phong tục của họ, con trai khi đã có vợ con, nếu muốn gọi tên người đàn ông nào đó trong gia đình phải đệm chữ “ma” trước tên của con đầu anh ta. Trong trường hợp nêu trên thì Thuột chính là tên của người sáng lập ra buôn đó (cách đây hơn 100 năm). Nói như vậy, Ma Thuột là tên một người, còn Buôn là cách gọi bản làng ở Tây Nguyên.

Như vậy, địa danh chính thức đã được Quốc hội thừa nhận là “Buôn Ma Thuột”, thế nhưng đến tận ngày nay vẫn còn nhiều người, tổ chức vẫn gọi sai hoặc viết sai. Đây là một điều thú vị mà không phải nơi nào cũng có. 

Vùng đất của những câu chuyện truyền thuyết

Khi đến với vùng đất Tây Nguyên này, bạn sẽ được đắm chìm trong những câu chuyện truyền thuyết về tình yêu lãng mạn, được lắng lòng cùng sắc âm tuyệt vời qua giọng hát của đồng bào Êđê. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Văn hóa cà phê “Ban Mê” nổi tiếng khắp Việt Nam

Khi đến Buôn Ma Thuột, vào buổi sáng bạn không khó bắt gặp hình ảnh những người bạn trẻ hay các ông chú lớn tuổi cùng nhau ngồi trò chuyện, đọc báo và trên bàn là ly cà phê phin đang chậm rãi rơi từng giọt. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Cà phê Buôn Ma Thuột đen đậm hơn bất cứ đâu nhưng hương vị của nó sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi. Đã có giai đoạn, người yêu cà phê luôn dùng thước đo “cà phê Ban Mê” làm tiêu chuẩn cho một ly cà phê ngon. 

Buôn Ma Thuột là vùng đất của những vườn cà phê bạt ngàn. Khi đến Buôn Ma Thuột vào tháng 3, bạn sẽ được nhìn ngắm những bông hoa cà phê trắng muốt với trái đỏ rực, mọng trĩu vào vụ thu hoạch. Cà phê được trồng ở đây chủ yếu là Robusta vì thổ nhưỡng thích hợp. Khi đến với Buôn Ma Thuột, đừng bỏ qua cơ hội khám phá bảo tàng cà phê, khám phá những điều chưa biết về lịch sử, văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt Nam và thế giới. 

Những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có những cảnh quan tự nhiên, đa dạng và hùng vĩ thể hiện sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn với ao hồ, thác ghềnh và các khu rừng nguyên sinh tạo nên các thác nước nổi tiếng mịt mờ sương khói như thác Thủy Tiên, Bảy Nhánh… nhiều hồ lớn hàng trăm héc ta như hồ Lăk…phù hợp cho khai thác du lịch. Hãy cùng Wanderlust Tips điểm qua các địa danh nổi tiếng của Đắk Lắk để sắp xếp cho một hành trình thú vị nhé!

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Hồ Lắk

Hồ Lắk nằm cạnh thị trấn Liên Sơn, cách Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam theo quốc lộ 27. Hồ Lăk là hồ nước ngọt lớn thứ hai Việt Nam sau hồ Ba Bể, Bắc Kạn. Hồ được bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Thời điểm thích hợp nhất để đến hồ Lăk là 4h chiều để ngắm hoàng hôn buông xuống mặt hồ. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Nổi bật nhất ở hồ Lăk là thuyền độc mộc, đây là phương tiện đường thủy đặc trưng của Tây Nguyên và là một trong những hoạt động được giới trẻ ưa chuộng khi đến đây. Khu vực quanh hồ còn có hai di tích cho khách tham quan là nhà dài người M’Nông và biệt điện của vua Bảo Đại. 

Núi đá Voi Yang Tao 

Núi đá Voi Yang Tao nằm cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 40km. Khi đến đây, bạn sẽ bắt gặp một tảng đá nguyên khối khổng lồ có hình dạng giống như con voi nằm sát chân núi là Đá Voi Mẹ, hòn nhỏ hơn là Đá Voi Cha cách đó khoảng 5km. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Khi đến đây, bạn sẽ được nhìn thấy toàn cảnh cánh đồng lúa rộng lớn và một góc rừng Chư Yang Sin hùng vĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cũng cần lưu ý khi leo núi vì ở đây gió rất mạnh, đường lên khá trơn trượt nên đôi khi sẽ cảm thấy như gió muốn thổi bạn bay đi. 

Vườn quốc gia Chư Yang Sin 

Vương quốc gia Chư Yang Sin có phong cảnh ngoạn mục với hơn 40 dãy núi cao thấp khác nhau, những con sườn dốc, thảm rừng mênh mông, suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp.

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Dãy núi Chư Yang Sin được chia thành hai khu Bắc – Nam. Đỉnh Chư Yang Sin cao 2.442m, được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên. Để thực hiện chuyến hành trình chinh phục Chư Yang Sin cần ít nhất 3 ngày 2 đêm. 

Cánh đồng điện gió

Cánh đồng gió là một trong những địa điểm check – in không thể bỏ qua của các bạn trẻ khi đến Đắk Lắk du lịch. Cánh đồng thuộc dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên. Đường đến cánh đồng quạt gió tuy khó đi nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ không hối hận khi nhìn thấy nhìn thấy những tấm ảnh đẹp ngỡ ngàng của mình. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Thác Dray Nur – Thác Dray Sáp

Dòng sông Sêrêpôk được hợp lại từ hai dòng sông Krông Knô và Krông An, chảy sang đất Campuchia trước khi nhập vào sông Mekong. Sau đó, con sông này sẽ trở lại Việt Nam. Sông Sêrêpôk dài 406km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ hoang sơ. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Đây cũng là dòng sông huyền thoại tạo nên những con thác đẹp như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long, Trinh Nữ, Bảy Nhánh, Krong Kmar, Bìm Bịp…Dray Nur được xem là thác nước hùng vĩ nhất Tây Nguyên, cách trung tâm Buôn Ma Thuột gần 30 km. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Người địa phương coi Dray Nur như thác vợ và Dray Sáp là thác chồng. Khi đến đây bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, dòng nước trắng xóa bắc ngang trời, đổ xuống hồ nước đọng khiến cho bọt nước văng tung tóe, tạo thành những “đám mây” mờ ảo. 

Buôn Jun – Đắk Lắk

Buôn Jun là một ngôi làng cổ nằm ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Ngôi làng này đã tồn tại hàng trăm năm nằm giữa núi rừng, và là “nhà” của người dân tộc M’Nông và đến tận ngày nay vẫn giữ được trọn vẹn nét văn hóa truyền thống và tập tục người xưa để lại. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Những món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Đắk Lắk

Đắk Lắk giữ một nền văn hóa ẩm thực phong phú, là kết tinh của các dân tộc anh em cùng sinh sống ở đây. 

Bún đỏ

Món ăn này được xem là đặc sản của thành phố cao nguyên. Tên gọi của nó bắt nguồn từ màu sắc của nước dùng. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như trứng cút, gạch cua, các loại rau…

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Bánh ướt thịt nướng

Bánh ướt được đặt lên từng dĩa và ăn cùng với thịt nướng, bên cạnh là dưa leo, xoài xanh, cải chua… được xắt mỏng. Điều đặc biệt của món ăn này là nước chấm cay xé lưỡi và đậm đà hương vị Tây Nguyên. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Ẩm thực của người Ê – đê

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất trong hành trình khám phá vùng đất nổi tiếng này. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trong không gian của căn nhà dài người Êđê thưởng thức những món ăn đặc trưng của họ như cơm lam – gà sa lửa, cá nướng bắt từ sông, cùng nâng chén rượu cần và thưởng thức không gian âm nhạc đặc sản của những người Êđê mang tâm hồn của núi rừng. 

Khám phá Đắk Lắk “kinh đô” của những di sản văn hóa | Wanderlust Tips

Wanderlust Tips | Cnet