Kinh nghiệm lang thang làng cổ Đường Lâm

Mang vẻ đẹp xưa cũ, chứa đựng văn hóa, dấu ấn thời gian và thăng trầm lịch sử, có thể nói làng cổ Đường Lâm chưa bao giờ là “cũ” trong những địa danh du lịch ở Hà Nội.

[rpi]

wanderlust tips ICON 8 8

THÔNG TIN DU LỊCH LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Đường Lâm là một địa danh cổ thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Xã Đường Lâm hiện nay gồm có chín làng là: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu. Vì thế, làng cổ ở Đường Lâm là tên gọi chung của di tích. Trong đó, trọng tâm của làng cổ ở Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ; còn các làng Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm chọn lựa nhà cổ tiêu biểu cùng với các di tích của làng, cảnh quan đặc trưng để khoanh vùng bảo vệ nhằm tạo ra không gian bổ trợ cho làng cổ.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm
Mỗi năm làng cổ Đường Lâm thu hút hàng ngàn lượt khách tới tham quan

Đường Lâm là nơi đã sản sinh ra bao anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Bố Cái đại vương Phùng Hưng, bà Man Thiện (mẹ của hai bà Trưng), bà chúa Mía (vương phi chúa Trịnh Tráng, có công xây chùa Mía)… Thế nên, Đường Lâm còn được gọi là vùng đất hai vua: vua Ngô Quyền và vua Phùng Hưng. Vì vậy trong tâm thức của nhiều người, nói đến Đường Lâm người ta thường liên tưởng địa danh “Kẻ Mía”,”Một ấp hai vua”.

Từ năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên của Việt Nam được nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

wanderlust tips ICON 4 10

THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP GHÉ THĂM LÀNG CỔ

Đến làng cổ đẹp nhất là vào mùa lễ hội: từ mùng một Tết đến mùng 10, sân đình nhộn nhịp vào hội với các trò chơi dân gian. Mùa lúa chín (cuối tháng 5 – đầu tháng 6) cũng là thời điểm rất tốt để đi ghé thăm Đường Lâm, lúc này những con đường trải đầy rơm vàng óng chắc hẳn sẽ níu chân bạn, đưa bạn về với cái thời “đầu trần chân đất”, về với những kí ức tuổi thơ.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm

wanderlust tips ICON 42 3

CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

Nếu có thể, bạn nên mang theo một chiếc nón lá để chụp ảnh. Tại làng cổ cũng có địa điểm bán nón hoặc nếu muốn tiết kiệm bạn có thể mượn nón của người dân địa phương. Những tấm ảnh chụp cùng với nón lá sẽ là kí ức đẹp đẽ về làng quê Việt Nam cũng như là kỷ niệm ý nghĩa sau chuyến đi.

Để đi hết làng cổ, bạn sẽ mất khoảng một ngày. Bạn có thể chuẩn bị bữa trưa tại nhà và mang theo, hoặc ăn ngay tại làng, tuy nhiên các hàng quán rất ít và giá cả cũng không bình dân.

Các bạn nữ nên mang áo dài để chụp ảnh, sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không lưu lại những bức hình “sống ảo” nơi này với làng quê, áo dài và nón lá.

wanderlust tips ICON 2 3

THAM QUAN LÀNG CỔ

Cổng làng Mông Phụ

Đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so với cổng làng truyền thống, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với cây đa, bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm

Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng. Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối. Nổi bật nhất là bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con và bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”.

Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng đền ở làng Đường Lâm là ngôi đền có quy mô lớn nhất với kiến trúc độc đáo bao gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm

Lăng và đền thờ Ngô Quyền

Cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m là lăng Ngô Quyền. Quần thể đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, phía trước là một cánh đồng lúa rộng và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ gồm có nơi thờ tự, đại bái, hậu cung, nhà bia. Ở phía dưới, cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô xây theo hình 4 mái trên bệ cao, có tường bao quanh.

Các ngôi nhà cổ

Nhà ông Nguyễn Văn Hùng, ông Hà Nguyên Huyến, nhà cổ chị Dương Lan,…

wanderlust tips ICON 68 8

ẨM THỰC

Bánh tẻ Đường Lâm có nhiều nét khác biệt so với bánh của những vùng miền khác. Ở đây bánh được gói bằng lá dong, thon dài, nhân trải đều theo dọc sống lá. Bên cạnh đó, các món kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng cũng là những thức kẹo bạn nên thử. Đây là loại kẹo truyền thống được làm bằng các nguyên liệu hết sức dân dã như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo dậy mùi thơm ngọt và vị bùi của vừng và lạc.

tạp chí Wanderlust du lịch làng cổ đường lâm

wanderlust tips ICON 70 1

DI CHUYỂN

Từ Hà Nội, bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình tìm xe số 70 hoặc 71, giá vé xe buýt là 20.000đ/lượt, thời gian di chuyển khoảng 15 phút, xe dừng ở bến xe Sơn Tây và sau đó từ đây bạn có thể bắt taxi hoặc xe máy bên đường để đến làng cổ.

Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi xe thẳng vào trong làng (có chỗ gửi xe), tuy nhiên điều này có thể phá vỡ sự bình yên ở nơi đây. Một cách khác để khám phá khám phá ngôi làng cổ này một cách trọn vẹn nhất, đó là thuê xe đạp với giá thuê khoảng 50.000đ/xe.

wanderlust tips ICON 31

MỘT VÀI LƯU Ý KHI GHÉ THĂM LÀNG CỔ

  • Ở một số điểm tham quan làng cổ Đường Lâm sẽ có người đeo thẻ giới thiệu về địa điểm đó và bạn có thể tip cho họ.
  • Bạn có thể đặt cơm ở một số quán và hẹn giờ về ăn.
  • Khi tham quan nhà cổ bạn nên xin phép chủ nhà.
  • Đi vào đền, các nơi đông đúc nên để ý đồ đạc của mình, tránh xảy ra mất cắp.
  • Nếu không có bản đồ thì bạn cứ hỏi đường người dân đến các điểm tham quan, họ rất nhiệt tình.
  • Nếu bạn muốn thuê xe, bạn nhớ mang theo chứng minh nhân dân.

Wanderlust Tips | Cinet