Lễ hội Kukeri mang màu sắc tâm linh và đặc sắc ở Bulgaria
- 26/03/2023
- VĂN HÓA - LỄ HỘI
- Editor picks, Kukeri
Đến Bulgaria để tận hưởng không khí “rùng rợn” của lễ hội ma quỷ Kukeri, mang đậm màu sắc tâm linh. Trong tiếng Latinh, từ này có nghĩa là mũ trùm đầu, dùng để nói về các nghi lễ, văn hóa dân gian và phong tục tập quán được thực hiện bằng trang phục quái dị và mặt nạ.
Lễ hội Kukeri quả thật là một lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng và thú vị. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp những lễ hội có ý nghĩa tương tự ở khắp nơi trên thế giới như lễ hội halloween ở Mỹ, lễ hội Obon ở Nhật Bản…
Kukeri được tổ chức vào khoảng cuối tháng một và đầu tháng hai, đây là lúc chuyển giao mùa từ đông sang xuân, thời điểm mang tính biểu tượng của sự tái sinh như một cách để người dân Bulgaria cầu xin sự may mắn, sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng. Vào dịp lễ hội, nam giới sẽ mặc những trong phục cầu kỳ, đeo mặt nạ quái dị, nhảy múa nhằm mục đích xua đuổi những nguồn năng lượng tiêu cực, tà ma và linh hồn quỷ dữ. Những chiếc mặt nạ luôn gây được ấn tượng vì kích thước cùng vẻ ngoài xấu xí nổi bật của chúng. Hoạt động vui chơi của lễ hội vô cùng đa dạng bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, thực hành các phong tục địa phương, kể chuyện trên sân khấu, ăn các món ăn lễ hội.
Nguồn gốc của Kukeri luôn tạo nên nhiều tranh cãi về câu chuyện xoay quanh, một trong những giả thuyết cho rằng Kukeri đã ra đời từ thời Thracia cổ đại. Những người Thracia đã chiếm đất đai, thành lập nên vương quốc của họ ở Bulgaria ngày nay và các vùng phụ cận. Họ rất tôn thờ vị thần Dionysus – thần rượu giúp bảo vệ vùng đất, bảo hộ sinh sản, điều khiển sự tái sinh trong thần thoại.
Mặt nạ Kukeri luôn bị vứt đi sau lễ hội vì sao?
Mặt nạ là yếu tố quan trọng của lễ hội. Phần đế mặt nạ được làm bằng gỗ, hạt cườm hoặc lông vũ với thiết kế kỳ dị nhất, được lấy cảm hứng từ những sinh vật cổ đại, động vật hung tợn, có sừng và răng nanh. Các thiết kế cần phải làm sao để trở nên càng đáng sợ, sẽ càng xua đuổi được linh hồn ma quỷ. Thậm chí, một số mặt nạ còn có hình dáng khuôn mặt, mô tả lại biểu cảm ác độc hoặc hiền lương của con người.
Làm mặt nạ là hoạt động đòi hỏi nhiều kỳ công, vì cần nhiều trí tưởng tượng, sự chăm chỉ và kỹ năng tay nghề và điều này tốn rất nhiều công sức. Thông thường, các nhà chế tác sẽ bắt đầu sản xuất vào đợt tuyết rơi đầu tiên của mùa đông vì có thể mất từ một đến sáu tháng để tạo ra một chiếc mặt nạ, tùy theo độ chi tiết. Khi tham gia lễ hội, những người đàn ông không được phép tiết lộ danh tính của mình vì họ tin rằng ma quỷ sẽ bám vào mặt nạ và sau khi kết thúc, mặt nạ sẽ bị vứt đi để tránh tà ma.
Trang phục Kukeri
Những bộ trang phục được làm từ da, lông dê và cừu. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào từng khu vực, ví dụ vùng có lượng dê lớn, trang phục sẽ làm từ lông dê. Nếu có nhiều cừu thì sẽ được làm từ lông cừu. Trang phục che toàn bộ cơ thể, có thể giữ ấm trong thời tiết lạnh giá nhưng lại nặng khoảng 70kg, khó di chuyển, nhảy nhót.
Phong cách thiết kế trang phục lễ hội tương ứng với từng vùng khác nhau, màu sắc của trang phục có những ý nghĩa đặc trưng như màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, màu đen là tượng trưng cho trái đất, và màu trắng là tượng trưng cho sự tinh khiết, ánh sáng và nước.
Sau khi mặc trang phục, những người đàn ông sẽ được gắn thắt lưng da có treo chuông được làm bằng đồng, trọng lượng của chúng từ 10 đến 100 ký. Những chiếc chuông được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tuy nhiên, vẫn có những bộ trang phục được nhiều người đặt may riêng hàng năm.
Các hoạt động lễ hội Kukeri
Lễ hội sẽ bắt đầu vào buổi tối. Hoạt động đầu tiên là rung chuông, sau đó tất cả những người tham gia – được gọi là Kukeri, đổ ra đường để nhảy múa. Những Kukeri đóng giả thành ma, quỷ đi lang thang vào buổi đêm, những âm thanh của chuông được phát ra theo nhịp điệu dưới sự chỉ dẫn của một “Con quỷ đầu đàn”. Kukeri cầm theo những ngọn đuốc, di chuyển đến trung tâm của quảng trường để đốt lửa trại. Những tiếng chuông vang vọng tạo nên nguồn năng lượng tích cực, khiến cho những điều tăm tối bị đẩy lùi.
Lúc này, những người tham gia sẽ tập trung lại để thưởng thức pháo hoa và xem biểu diễn Kukeri. Tại quảng trường, các kukeri biểu diễn vũ điệu được biên đạo từ những câu chuyện kể dân gian. Sau khi đốt lửa trại, kukeri đi đến mọi nẻo đường của xóm làng, ghé các ngôi nhà bất kỳ mà họ thích, để nhảy múa, hỏi thăm gia đình, cầu chúc sức khỏe, thịnh vượng cho mọi người. Hoạt động này sẽ kéo dài đến khi mặt trời mọc.
Lễ hội Kukeri quả thật là một lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng và thú vị. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp những lễ hội có ý nghĩa tương tự ở khắp nơi trên thế giới như lễ hội halloween ở Mỹ, lễ hội Obon ở Nhật Bản…
Bulgaria là đất nước xinh đẹp nằm ở vùng Balkan, thuộc khu vực Đông Nam Châu Âu. Quốc gia này giáp với Bắc Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp ở phía Nam, Romania ở phía Bắc, Serbia ở phía Tây và biển đen ở phía Đông. Vì vị trí tiếp giáp và lịch sử lâu đời, nền văn hóa của Bulgaria có sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Hy Lạp, Ottoman và Slavic, trở thành vùng đất của những nghi lễ độc đáo bậc nhất thế giới, tiêu biểu là lễ hội Kukeri.
Nguồn gốc của lễ hội Kukeri
Kukeri được tổ chức vào khoảng cuối tháng một và đầu tháng hai, đây là lúc chuyển giao mùa từ đông sang xuân, thời điểm mang tính biểu tượng của sự tái sinh như một cách để người dân Bulgaria cầu xin sự may mắn, sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng. Vào dịp lễ hội, nam giới sẽ mặc những trong phục cầu kỳ, đeo mặt nạ quái dị, nhảy múa nhằm mục đích xua đuổi những nguồn năng lượng tiêu cực, tà ma và linh hồn quỷ dữ. Những chiếc mặt nạ luôn gây được ấn tượng vì kích thước cùng vẻ ngoài xấu xí nổi bật của chúng. Hoạt động vui chơi của lễ hội vô cùng đa dạng bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, thực hành các phong tục địa phương, kể chuyện trên sân khấu, ăn các món ăn lễ hội.
Nguồn gốc của Kukeri luôn tạo nên nhiều tranh cãi về câu chuyện xoay quanh, một trong những giả thuyết cho rằng Kukeri đã ra đời từ thời Thracia cổ đại. Những người Thracia đã chiếm đất đai, thành lập nên vương quốc của họ ở Bulgaria ngày nay và các vùng phụ cận. Họ rất tôn thờ vị thần Dionysus – thần rượu giúp bảo vệ vùng đất, bảo hộ sinh sản, điều khiển sự tái sinh trong thần thoại.
Mặt nạ Kukeri luôn bị vứt đi sau lễ hội vì sao?
Mặt nạ là yếu tố quan trọng của lễ hội. Phần đế mặt nạ được làm bằng gỗ, hạt cườm hoặc lông vũ với thiết kế kỳ dị nhất, được lấy cảm hứng từ những sinh vật cổ đại, động vật hung tợn, có sừng và răng nanh. Các thiết kế cần phải làm sao để trở nên càng đáng sợ, sẽ càng xua đuổi được linh hồn ma quỷ. Thậm chí, một số mặt nạ còn có hình dáng khuôn mặt, mô tả lại biểu cảm ác độc hoặc hiền lương của con người.
Làm mặt nạ là hoạt động đòi hỏi nhiều kỳ công, vì cần nhiều trí tưởng tượng, sự chăm chỉ và kỹ năng tay nghề và điều này tốn rất nhiều công sức. Thông thường, các nhà chế tác sẽ bắt đầu sản xuất vào đợt tuyết rơi đầu tiên của mùa đông vì có thể mất từ một đến sáu tháng để tạo ra một chiếc mặt nạ, tùy theo độ chi tiết. Khi tham gia lễ hội, những người đàn ông không được phép tiết lộ danh tính của mình vì họ tin rằng ma quỷ sẽ bám vào mặt nạ và sau khi kết thúc, mặt nạ sẽ bị vứt đi để tránh tà ma.
Trang phục Kukeri
Những bộ trang phục được làm từ da, lông dê và cừu. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào từng khu vực, ví dụ vùng có lượng dê lớn, trang phục sẽ làm từ lông dê. Nếu có nhiều cừu thì sẽ được làm từ lông cừu. Trang phục che toàn bộ cơ thể, có thể giữ ấm trong thời tiết lạnh giá nhưng lại nặng khoảng 70kg, khó di chuyển, nhảy nhót.
Phong cách thiết kế trang phục lễ hội tương ứng với từng vùng khác nhau, màu sắc của trang phục có những ý nghĩa đặc trưng như màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, màu đen là tượng trưng cho trái đất, và màu trắng là tượng trưng cho sự tinh khiết, ánh sáng và nước.
Sau khi mặc trang phục, những người đàn ông sẽ được gắn thắt lưng da có treo chuông được làm bằng đồng, trọng lượng của chúng từ 10 đến 100 ký. Những chiếc chuông được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tuy nhiên, vẫn có những bộ trang phục được nhiều người đặt may riêng hàng năm.
Các hoạt động lễ hội Kukeri
Lễ hội sẽ bắt đầu vào buổi tối. Hoạt động đầu tiên là rung chuông, sau đó tất cả những người tham gia – được gọi là Kukeri, đổ ra đường để nhảy múa. Những Kukeri đóng giả thành ma, quỷ đi lang thang vào buổi đêm, những âm thanh của chuông được phát ra theo nhịp điệu dưới sự chỉ dẫn của một “Con quỷ đầu đàn”. Kukeri cầm theo những ngọn đuốc, di chuyển đến trung tâm của quảng trường để đốt lửa trại. Những tiếng chuông vang vọng tạo nên nguồn năng lượng tích cực, khiến cho những điều tăm tối bị đẩy lùi.
Lúc này, những người tham gia sẽ tập trung lại để thưởng thức pháo hoa và xem biểu diễn Kukeri. Tại quảng trường, các kukeri biểu diễn vũ điệu được biên đạo từ những câu chuyện kể dân gian. Sau khi đốt lửa trại, kukeri đi đến mọi nẻo đường của xóm làng, ghé các ngôi nhà bất kỳ mà họ thích, để nhảy múa, hỏi thăm gia đình, cầu chúc sức khỏe, thịnh vượng cho mọi người. Hoạt động này sẽ kéo dài đến khi mặt trời mọc.
Lễ hội Kukeri quả thật là một lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng và thú vị. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp những lễ hội có ý nghĩa tương tự ở khắp nơi trên thế giới như lễ hội halloween ở Mỹ, lễ hội Obon ở Nhật Bản…