Một biển rác Bali dưới ống kính của thợ lặn người Anh

Mới đây, một video được đăng tải trên Youtube đã cho thấy sự ô nhiễm môi trường biển với mật độ dày đặc bao bì thực phẩm, túi nilong, chai nhựa,… tại khu du lịch Bali của Indonesia.

[rpi]

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips Một biển rác Bali dưới ống kính của thợ lặn người Anh

Rich Horner, thợ lặn người Anh đã quay lại được những hình ảnh gây sốc của bản thân mình khi bơi qua một biển rác ngoài khơi của bờ biển Bali ở Indonesia. Được biết, đây là Manta Point, một trong những khu từng được tôn vinh là nơi lặn biển đẹp nhất của Indonesia.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips Một biển rác Bali dưới ống kính của thợ lặn người Anh

Tôi thấy túi nhựa, chai nhựa, ly nhựa, tấm nhựa, xô nhựa, ống hút bằng nhựa, giỏ nhựa, nhựa và rất nhiều nhựa dưới lòng đại dương. Tôi đã sống ở Bali được 5 năm nhưng bắt đầu đi lặn ở đây từ hơn 10 năm trước. Những gì chúng tôi chứng kiến ở Manta Point còn tồi tệ hơn bất kỳ điều gì tôi từng thấy trước đây. Cá ở đó phải cố gắng không để nhựa chui vào miệng và thỉnh thoảng còn phải nhổ những mảnh túi nhựa mắc vào cổ họng.”

Đoạn video cho thấy Horner bơi qua đống lộn xộn và những chất thải khi trộn lẫn với một số chất hữu cơ đã tụ lại trên bề mặt nước.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips Một biển rác Bali dưới ống kính của thợ lặn người Anh

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, đoạn clip được chia sẻ chóng mặt. “Có 2 vấn đề rõ ràng mà chúng tôi thấy ở đây. Một là người dân không được giáo dục kỹ càng, hai là không có các chiến dịch tuyên truyền chống xả rác. Hy vọng họ sẽ sớm tiến hành chúng vì đây là một khởi đầu rất tiết kiệm để giải quyết vấn đề này” – Horner cho biết.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips Một biển rác Bali dưới ống kính của thợ lặn người Anh

Theo Tổ chức Rivers, Oceans, Lakes and Ecology (ROLE) có trụ sở tại Bali sản xuất khoảng 130.000 tấn nhựa và chất thải rắn mỗi ngày. Một nửa trong số đó được đưa ra bãi rác, phần còn lại đem đi đốt hoặc đổ bất hợp pháp ở sông và đại dương. Nguyên  nhân khác cũng là do quy hoạch của chính phủ chưa rõ ràng, mức độ nhận thức của người dân về chất thải và tái chế thấp khiến cho Indonesia hiện là nước gây ô nhiễm nhựa lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Trước đây, các quan chức địa phương từng phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi một đường bờ biển bị nhựa phế thải bao phủ vì thủy triều.

 [youtube https://www.youtube.com/watch?v=AWgfOND2y68]

Khoảng thời gian gần đây, hàng ngàn người ở Bali đã tham gia dọn dẹp những bãi biển, sông và rừng rậm trên đảo, và thực hiện những biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về những tác động có hại của rác thải bằng nhựa. Bằng cách nào đó, người dân Indonesia đang muốn giảm thải lượng rác đang ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của họ.

Wanderlust Tips | Cinet