Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

Giữa nhịp sống hối hả của đời sống hiện đại, dường như các làng nghề tại Việt Nam ngày càng mất dần đi nét đặc trưng vốn có. Thế nhưng, cách Hà Nội 13km về phía Đông Nam, một ngôi làng trải qua biến thiên của thời gian vẫn giữ được những nét cổ kính thanh bình cùng nếp nghề quý, đó là làng gốm Bát Tràng.

[rpi]

Gốm Bát Tràng có mặt trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí các sản phẩm Bát Tràng còn xuất hiện cả ở nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người yêu thích.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử kí toàn thư và Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng ở làng Bồ Bát (huyện Yên Mô, phủ Xuyên Yên, nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

Đến Bạch Thổ Phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), nơi có nguồn nguyên liệu quý để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Trải qua bao thăng trầm nghề nghiệp, có lúc hưng lúc suy nhưng Bát Tràng vẫn giữ vững được nghề và có những nét độc đáo riêng biệt. Trước kia ở Bát Tràng có khoảng 20 chiếc lò bầu, nhưng đến nay chỉ còn duy nhất một chiếc đó là Lò Bầu cổ, nằm ở trung tâm xã Bát Tràng. Bởi vậy mà cơ sở gốm Lò Bầu cổ đã trở thành điểm du lịch trải nghiệm cho nhiều du khách.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

Để tạo ra được những sản phấm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ mà bước đầu tiên chính là chọn đất sét, tiếp đó là xử lý pha chế đất, phơi sấy và sửa hàng mộc.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

Đó mới chỉ là công đoạn 1, công đoạn 2 là trang trí hoa văn và phủ men gồm kỹ thuật vẽ, chế tạo men, tráng men, sửa hàng men. Bước sang công đoạn 3 là nung gốm. Kinh nghiệm làm gốm được các nghệ nhân Bát Tràng đúc kết trong câu “Nhất xương nhì da thứ ba đến lửa”. Ai từng ghé thăm Bát Tràng đều muốn được trực tiếp bắt tay vào làm gốm, quay đất và mang chính sản phẩm mình làm về nhà.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Một ngày trải nghiệm ở làng gốm Bát Tràng

“Trên trời có đám mây xanh,

Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.

Xây dọc rồi lại xây ngang,

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.”

Wanderlust Tips | Cinet