Ngây ngất trước ẩm thực du mục của thảo nguyên Mông Cổ

Ẩm thực Mông Cổ bị ảnh hưởng chút ít nền văn hóa Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, khí hậu lục địa cũng tác động nhiều tới món ăn của vùng thảo nguyên xanh này. Mặc dù có một nền nông nghiệp phát triển hạn chế do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng Mông Cổ vẫn có văn hóa ẩm thực đặc sắc mang tính chất du mục.

[rpi]

1. KHORKHOG

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Đây là một món thịt nướng đặc trưng trong ẩm thực Mông Cổ. Khorkhog được biết đến là món thịt hầm đá, nguyên liệu thịt ở đây chủ yếu là thịt cừu, nhưng cũng có thể dùng thịt dê để thay thế. Mặc dù, theo truyền thống món ăn này thuộc về thể loại thịt nướng nhưng cách chế biến đặc biệt khiến nó trông giống với thịt hầm hơn.

2. BUUZ

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Bánh Buuz, món bánh không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông Cổ. Bánh Buuz có vẻ ngoài khá đơn giản như các món bánh bao hấp thường gặp của người Trung Hoa. Tuy nhiên, phần nhân bánh được làm với nguyên liệu chính là thịt cừu băm nhuyễn, đôi khi người Mông Cổ cũng thay thế bằng thịt bò kết hợp với các loại gia vị như hành tây, tỏi hoặc một số loại thảo mộc khác. Nhân được trộn đều với gia vị rồi nhồi vào lớp vỏ nhỏ xinh được cán mỏng. Nhân bánh Buuz không nhỏ như các loại bánh hấp khác mà to hơn, được nhồi đầy vỏ sau đó đem hấp chín. Món bánh Buuz có thể dùng một mình hoặc thể dùng chung với xà lách, bánh mì, rượu sữa ngựa hoặc rượu Vodka.

3.  BOODOG

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Boodog hay bodog là một món ăn trứ danh trong ẩm thực Mông Cổ với bề ngoài và cách chế biến có phần ghê rợn. Mặc dù có tên boodog nhưng món ăn không liên quan tới chó (“dog”) mà được làm từ dê hoặc marmot là một loài gặm nhấm sống trên thảo nguyên Mông Cổ. Do không sẵn có nên người ta thay thế nguyên liệu là một con dê, cừu (hoặc những loại gia súc nhỏ) rồi nhét đầy những viên đá nướng bên trong để nhằm làm chín thịt sau khi ruột và xương đã được lấy sạch qua đường cổ họng. Do đó món này còn được gọi là thịt dê nướng Mông Cổ.

4. TSUIVAN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Tsuivan là món mì tươi đặc trưng của ẩm thực Mông Cổ. Món mì này thường được nấu với các nguyên liệu có sẵn trên thảo nguyên xanh như thịt cừu, thịt lợn hoặc thịt bò. Sau đó thêm một chút bắp cải, hành tây và cà rốt. Tuy nhiên, nguyên liệu rau củ ở đây vô cùng hạn chế nên Tsuivan sẽ được nấu với thịt nhiều hơn.

5. GURILTAI SHUL

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Món ăn truyền thống trong ẩm thực Mông Cổ Guriltai Shul thực chất là món soup thịt cừu để ăn kèm với mì và rau. Ở xứ sở lạnh, cuộc sống nay đây mai đó, một nồi soup nóng hổi và bộ lạc ngồi quây quần bên nhau thực sự rất hạnh phúc. Món soup là sự kết hợp của những chất dinh dưỡng và các loại thảo mộc quý khiến bạn có thể cảm nhận được vị mềm ngọt của cừu và rau củ.

6. AIRAG

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips ngây ngất trước ẩm thực Mông Cổ đặc sắc của vùng thảo nguyên

Airag là rượu sữa ngựa được nhiều người ưu chuộng trong ẩm thực Mông Cổ nhờ lượng vitamin và protein dồi dào. Đặc biệt để có được ly rượu sữa ngựa sóng sánh, người làm phải chế biến rất công phu. Cụ thể, muốn có được lượng rượu đủ cho một gia đình, người ta cần phải sử dụng lượng sữa của 10 con ngựa cái. Khi có được nguyên liệu, sữa được đưa vào một túi da treo trên cao. Hàng ngày, người làm cần phải lắc đều khoảng 1.000 lần sao cho rượu không quá lỏng, không quá đặc. Uống Airag có vị chua chua của men, béo ngậy của sữa ngựa thì đạt chuẩn.

Wanderlust Tips | Cinet