Nhiếp ảnh gia người Pháp và bộ ảnh các dân tộc trên khắp Việt Nam
Nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã dành nhiều năm chụp ảnh các dân tộc cư trú ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Trải qua 5 năm, anh đã ghi lại được nhiều bức ảnh ấn tượng về 40 trên tổng số 54 dân tộc của Việt Nam.
[rpi]
Nhiếp ảnh gia Réhahn đã đi đến nhiều vùng miền của Việt Nam.
Anh đã dành 5 năm để chụp lại các dân tộc trên khắp Việt Nam.
Mặc dù là người Pháp nhưng Réhahn hiện đang sinh sống cùng gia đình ở thành phố Hội An (miền Trung Việt Nam).
Anh dành rất nhiều tâm huyết cho bộ ảnh đặc biệt này.
Mặc dù những thông tin về các dân tộc không nhiều nhưng nhiếp ảnh gia vẫn quyết tâm thực hiện ấp ủ ban đầu của mình.
Réhahn ước tính rằng anh sẽ cần thêm hơn hai năm nữa để tìm kiếm và chụp lại về 14 dân tộc còn lại, như vậy bộ ảnh của anh mới có thể hoàn thiện.
Các ngôi làng của nhiều dân tộc thiểu số thường ở vị trí khá khó để tiếp cận, chúng nằm sâu trong các ngọn núi và có rất ít thông tin chỉ cách thức tới được đây. Vì vậy mà đôi khi Réhahn phải cần tới 2 ngày mới tới được nơi những người dân tộc bản địa sinh sống.
Bên cạnh việc chụp ảnh thì Réhahn còn dành thời gian để trò chuyện với những người lớn tuổi trong làng.
Họ thường rất tự hào khi nói về các bộ trang phục truyền thống cũng như văn hóa phong tục tập quán của dân tộc mình.
Tuy nhiên, những người già cũng khá buồn vì thế hệ trẻ ngày nay lại không có niềm tự hào đối với di sản văn hóa dân tộc như họ.
Phần lớn những người trẻ tuổi dường như đều không có ý định giữ gìn và thực hiện theo những văn hóa phong tục truyền thống của dân tộc.
Đây là một phần khiến nhiều dân tộc đang dần có nguy cơ biến mất.
Điều này càng khiến Réhahn có mong muốn mạnh mẽ hơn ghi lại những hình chụp chân thực như những tài liệu giá trị trước khi nhiều dân tộc có nguy cơ biến mất.
Nhiếp ảnh gia hy vọng việc làm của anh sẽ góp phần nâng cao nhận thực của mọi người hơn về việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.
Réhahn nói rằng rất nhiều người Việt Nam hoàn toàn không biết gì về thực tế nhiều nền văn hóa xung quanh họ đang dần biến mất.
Nếu nó đã thực sự mất đi thì những nỗ lực hồi sinh, khôi phục lại càng trở nên khó khăn hơn.
Một ví dụ, chỉ còn 397 người của dân tộc Brâu còn lại trong cả nước.
Người phụ nữ 78 tuổi này là người cuối cùng còn lại ở Việt Nam vẫn làm các trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu. Chỉ có khoảng 500 thành viên dân tộc Ơ Đu còn lại trên thế giới.
Mặc dù hầu hết các dân tộc mà Réhahn từng tiếp cần đều tự hào về truyền thống văn hóa địa phương…
… thì cũng có những người, cả già và trẻ, không trân trọng đúng mức những di sản văn hóa của dân tộc mình.
Một số thậm chí còn sẵn sàng từ bỏ nó hoàn toàn.
Réhahn hy vọng việc làm của mình sẽ giúp những người này thay đổi suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn.
Việc các cư dân bản địa thấy được nền văn hóa của dân tộc mình qua ống kính của người khác sẽ giúp họ thấu hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của nó.
“Tôi biết rằng chúng ta thường phải nhìn lại trước khi chúng ta tiến lên phía trước và bằng cách ghi lại những hình ảnh chân thực về đời sống các dân tộc Việt Nam, nó sẽ giúp mọi người có thời gian nhìn lại và thấu hiểu hơn vẻ đẹp của di sản văn hóa dân tộc”.
Trong dự án của mình, Réhahn cũng đã sưu tập được những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc.
Mục tiêu của Réhahn là xây dựng một bảo tàng văn hóa dân tộc ở Hội An và trưng bày những bức ảnh, trang phục truyền thống cũng như nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên khắp Việt Nam.
Thậm chí, Réhahn còn hy vọng sẽ có thể mang triển lãm mình giới thiệu với toàn thế giới.
LN (Theo BI) | Wanderlust Tips | Cinet