Nhiếp ảnh gia Pháp và 17 bức ảnh ấn tượng về dân tộc Việt Nam

Nhiếp ảnh gia người Pháp nổi tiếng Réhahn đã dành 7 năm nghiên cứu về 54 dân tộc Việt Nam. Một số dân tộc chỉ có khoảng 300 người, trong khi có nhiều dân tộc có dân số lên đến hàng triệu người. Dưới đây là những bức ảnh mà nhiếp ảnh gia này đã chụp lại được khi đến khám phá các vùng đất đa văn hóa của Việt Nam.

[rpi]

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người La Hủ: Ở Việt Nam, năm 1999 ước tính có khoảng 6.874 người La Hủ sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), gồm 3 nhóm địa phương: La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Ơ Đu: Người Ơ Đu , còn có tên gọi khác là người Tày Hạt, là một dân tộc ít người có vùng cư trú là huyện Tương Dương phía tây tỉnh Nghệ An, và Trung Lào. Từ Ơ Đu là tên tự gọi của dân tộc, và theo tiếng Thái nghĩa là “thương lắm”. Họ là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam, người Ơ Đu được công nhận nằm trong số 54 dân tộc Việt Nam.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Brâu: Người Brâu (còn gọi là người Brạo) là một dân tộc ít người sinh sống chủ yếu tại Campuchia, Lào và một ít tại Việt Nam. Tiếng Brâu là một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer. Tại Việt Nam, người Brâu được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Theo điều tra dân số năm 1999 thì người Brâu, cùng với người Ơ Đu, là một trong những tộc người ít dân nhất hiện nay ở Việt Nam, chỉ với 313 người, còn theo ước tính năm 2006 thì có 84 hộ với dân số 322 người. Họ sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thuộc Tây Nguyên.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Hà Nhì Đen: Phụ nữ Hà Nhì Đen thường đội tóc giả không chỉ để làm đẹp mà còn để giữ ấm đầu, tối ngủ làm gối hay quàng cổ cho ấm.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Ê Đê: Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam, dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng, nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức dân tộc , cũng là một cộng đồng dân tộc tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng đạo Tin Lành.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Xơ Đăng: Người Xơ Đăng cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam. Người Xơ Đăng có quan hệ gần gũi với người Giẻ Triêng, người Co, người Hrê và người Ba Na.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Chu Ru: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chu Ru ở Việt Nam có dân số 19.314 người, cư trú tại 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chu Ru cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (18.631 người, chiếm 96,5% tổng số người Chu Ru tại Việt Nam), Ninh Thuận (521 người), thành phố Hồ Chí Minh (58 người).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Pà Thẻn: Người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số 6.811 người, có mặt tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Pà Thẻn cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (5.771 người, chiếm 84,7% tổng số người Pà Thẻn tại Việt Nam), Tuyên Quang (877 người), Đồng Nai (27 người), Thái Nguyên (25 người), Hà Nội (20 người).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Tà Ôi: Thuộc 54 dân tộc Việt Nam, người Tà Ôi có dân số đến 43.886 người, có mặt tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Tà Ôi cư trú tập trung tại các tỉnh: Thừa Thiên-Huế (29.558 người, chiếm 67,35% tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81% tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Thanh Hóa (37 người), Quảng Nam (33 người).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Chăm: Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, và là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia như Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai và Chu Ru.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Dao: Người Dao là một trong số 54 dân tộc Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,…) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Cao Lan: Người Cao Lan hay còn gọi là người Sán Chay (Sán Chay bao gồm Cao Lan và Sán Chí) sống tập trung ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Theo số liệu cuối năm 2013, người Cao Lan ở Việt Nam có khoảng 200.000 người, có mặt tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cao Lan cư trú tập trung nhiều nhất tại tỉnh Tuyên Quang với 66.805 người, chiếm gần 40% tổng số người Cao Lan tại Việt Nam
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Khơ Mú: là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực phía Bắc tiểu vùng Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền Bắc Lào, tại Myanma, Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam. Tại Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc trong số 54 dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Si La: Người Si La, còn gọi là Cú Dé Xử, Khà Pé, là một dân tộc cư trú ở Bắc Lào và Bắc Việt Nam. Người Si La ở Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng số người Si La tại Việt Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam), các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10 người.
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người Mạ: Người Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mạ cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0% tổng số người Mạ tại Việt Nam), Đắk Nông (6.456 người), Đồng Nai (2.436 người), Bình Phước (432 người), thành phố Hồ Chí Minh (72 người).
Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 17 bức ảnh về dân tộc Việt Nam của Nhiếp ảnh gia Pháp
Người H’rê: Người H’rê, còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người)

Wanderlust Tips | Cinet