Những điều bạn chưa biết về nhà vệ sinh trên máy bay

Chắc hẳn nhiều người không biết rằng số lượng và không gian các phòng vệ sinh trên nhiều máy bay hiện nay ngày càng bị giảm xuống để có thể tăng thêm số lượng ghế ngồi hành khách. Điều này đã gây nên nhiều bất tiện không đáng có.

[rpi]

wanderlust tips nhung dieu ban chua biet ve phong ve sinh tren may bay 4

CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG PHÒNG VỆ SINH TRÊN MÁY BAY

Các hãng hàng không đã khám phá ra rằng, nếu họ bỏ đi một phòng vệ sinh trên máy bay, họ có thể thêm được 3 chỗ ngồi cho hành khách. Vì vậy không quá ngạc nhiên rằng trong 10 năm trở lại đây, số lượng phòng vệ sinh và diện tích của chúng trên các máy bay có xu hướng ngày càng giảm, trong khi số chỗ ngồi cho hành khách thì tăng lên đáng kể.

Trước đây một máy bay có 150 chỗ ngồi, tải trọng trung bình 65% và có 4 phòng vệ sinh, có nghĩa là khoảng 98 hành khách (65% của 150) sẽ chia sẻ 4 phòng vệ sinh, tương đương với 24,5 hành khách cho mỗi phòng vệ sinh. Còn hiện tại một bay bay với sức chứa tối đa 160 chỗ ngồi, tải trọng trung bình 80% và chỉ còn 3 phòng vệ sinh, cõ nghĩa là 128 hành khách chia sẻ 3 phòng vệ sinh, tương đương 43 hành khách cho mỗi phòng vệ sinh. Như vậy sự chênh lệch khá lớn, tăng gần gấp đôi số lượng hành khách phải sử dụng chung phòng vệ sinh.

Không chỉ giảm số lượng phòng vệ sinh mà ngay cả diện tích mỗi phòng cũng được các hãng tận dụng tối đa. Khi các hãng hàng không bỏ máy bay cũ và đặt hàng các mẫu mới, một số hãng đã thu nhỏ diện tích nhà vệ sinh để có thêm chỗ đặt ghế. Năm 2015, Boeing giảm không gian toilet trên mẫu 777 để thêm 14 ghế.

Bên cạnh đó, có vẻ như mọi người ngày càng có nhiều nhu cầu hơn để sử dụng phòng vệ sinh. Một vấn đề khác đó chính là các quy định an toàn về hàng không đã thu hẹp thời gian hành khách được phép ra khỏi chỗ ngồ (chỉ khi ký hiệu thắt dây an toàn tắt), đồng thời hành khách cũng phải xếp hàng tới lượt một cách trật tự, rồi những tình huống ắc nghẽn lối đi lại (vốn đã khá hẹp) bởi xe đẩy chở đồ ăn của tiếp viên hàng không v.v… Rất nhiều những điều đó khiến cho áp lực đặt lên mỗi nhà vệ sinh trên máy bay càng lớn hơn. Chưa kể đến các trường hợp khẩn cấp (như đau bụng, đi ngoài…) thì việc phòng vệ sinh trên máy bay bị giảm số lượng và không gian còn gây khó khăn cho những hành khách tật nguyền, bị thương, có con nhỏ hay bị béo phì. Một số nhân viên tổ bay cho biết vị trí, diện tích cũng như các mở cửa của nhà vệ sinh có thể khiến hành khách cần giúp đỡ để ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.

wanderlust tips nhung dieu ban chua biet ve phong ve sinh tren may bay 2

Paul Hudson, Chủ tịch nhóm bảo vệ người tiêu dùng hàng không FlyersRights, cho biết: “Các hãng hàng không được tự do giảm kích cỡ toilet không giới hạn, do không có luật lệ cụ thể hay biện pháp ngăn chặn điều này“.

Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không có quy định về nhà vệ sinh trên máy bay một lối đi, nhưng các máy bay hai lối đi buộc phải có ít nhất một nhà vệ sinh người khuyết tật có thể sử dụng. Tuy nhiên, vị trí hay thiết kế thanh nắm không có quy chuẩn nào.

Boeing thiết kế các nhà vệ sinh phù hợp, nhưng các hãng không muốn sử dụng. Douglas Kidd thuộc Hiệp hội Hành khách hàng không quốc gia Mỹ cho biết: “Không may, các hãng có vẻ đặt lượng khách, chứ không phải sự thoải mái, lên hàng đầu“.

Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng thu hẹp diện tích nhà vệ sinh, nhất là các hãng quốc tế. Chiếc Boeing 787-9 của hãng Norwegian Airlines có toilet với cửa hai cánh, bàn thay tã, và người ngồi xe lăn có thể sử dụng một nhà vệ sinh có tường di động. Phát ngôn viên của British Airways cho biết: “Toilet lớn nhất trong đội máy bay của chúng tôi nằm trên chiếc Airbus A380″. Đây là tin tốt khi hành khách đang cảm thấy bị bó buộc.

wanderlust tips nhung dieu ban chua biet ve phong ve sinh tren may bay 3

“THỜI ĐIỂM VÀNG” ĐỂ ĐI VỆ SINH TRÊN MÁY BAY

Để đối phó với tình trạng phòng vệ sinh trên may bay kể trên, bạn có thể tham khảo một số mẹo thú vị sau.

Theo tờ Dailymail, một cựu tiếp viên hàng không – cô Erika Roth – chia sẻ trên tạp chí Mel: “Hai khoảng thời gian hoàn hảo nhất để bạn đi vệ sinh trên chuyến bay là ngay sau khi tín hiệu thắt dây an toàn tắt và ngay trước lúc dịch vụ đồ uống được dọn ra“.

Roth cho biết trong những lúc đó, hành khách sẽ có 10 phút thoải mái tự do “xả” trong buồng vệ sinh mà không một ai làm phiền. Bạn chỉ bị gõ cửa giục ra nếu ở trong đó quá 20 phút.

wanderlust tips nhung dieu ban chua biet ve phong ve sinh tren may bay 1

Tuy nhiên, Roth cũng khuyên các hành khách nếu có thể “nhịn” thì cố gắng, vì “mùi hôi thối từ phòng vệ sinh có thể nhanh chóng tỏa khắp không gian cabin”.

Cách đây 2 năm, một chuyến bay của hãng British Airways đã buộc phải quay trở lại London (Anh) vì xuất hiện khí độc từ toilet tràn vào khoang hành khách. Chuyến bay kéo dài 7 tiếng này đã bị hủy vì “toilet bốc mùi quá nặng”. Phi hành đoàn không thể xử lý được mùi hôi trên và khi hành khách bắt đầu phàn nàn, máy bay buộc phải trở lại sân bay Heathrow khi đang ở Brussels.

LN (TH) | Wanderlust Tips | Cinet