Số phận của những con hổ trong ngành công nghiệp du lịch Thái Lan

(#wanderlusttips) Theo báo cáo của nhóm bảo tồn động vật hoang dã của Anh (CWI), sau hai năm điều tra tại chùa Hổ, họ đã nhìn thấy mặt tối trong ngành du lịch hổ này khi chứng kiến những con hổ tại đây bị đối xử, huấn luyện một cách tàn nhẫn.

[rpi]

Chùa Hổ thực chất hoạt động như một cơ sở bất hợp pháp để hổ sinh sản, và trao đổi với một trang trại hổ ở Lào. Một số con hổ non ban đầu có thể được tặng một cách hợp pháp. Nhưng phần còn lại đều được mang bán“, CWI cho biết.

wanderlust-tips-so-phan-cua-nhung-con-ho-trong-nganh-cong-nghiep-thai-lan-1
Theo lời kể của một người đến thăm chùa Hổ vào năm 2010, những con vật nằm rải rác trong nhiều trạng thái nhận thức khác nhau và có vẻ như được cho dùng thuốc an thần. Một số nhân viên có thể lật ngửa người chúng để tạo dáng chụp đẹp hơn, trong khi người khác vẩy nước lên mặt những con hổ để chúng nhìn vào máy ảnh của du khách. Ảnh: Reuters.

Do là nơi nuôi nhốt và thuần dưỡng hơn 150 con hổ, chùa Hổ ở Kanchanaburi là điểm du lịch nổi tiếng. Du khách tới đây có thể vuốt ve, chụp ảnh cùng chúng và cho hổ con uống sữa bình mà không sợ bị tấn công. Chính điều này đã khiến không ít người dấy lên nghi ngờ, chúng đã bị cho dùng thuốc an thần.

Việc đối xử tàn nhẫn với những con hổ lên đến đỉnh điểm khi chùa Hổ bị cơ quan bảo tồn động vật hoang dã Thái Lan phát hiện 40 xác hổ non đông lạnh được cất giữ trong khu vực bếp vào ngày 1/6. Hoạt động kiểm tra và thu giữ bất ngờ này được triển khai sau khi cộng đồng quốc tế và các hội bảo vệ động vật liên tục lên án về tình trạng vận chuyển, nhập lậu, ngược đãi động vật tại Thái Lan.

wanderlust-tips-so-phan-cua-nhung-con-ho-trong-nganh-cong-nghiep-thai-lan-2
Các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới nhận định việc bắt những con hổ phục vụ cho ngành du lịch Thái Lan là một hành động tàn nhẫn, và kêu gọi mọi người tẩy chay loại hình du lịch này. Ảnh: Fractalenlightenment.

Hai ngày sau khi phát hiện 40 xác hổ con, giới chức Thái Lan còn phát hiện ra hơn 20 bình rượu ngâm hổ cũng tại ngôi chùa này. Thông tin trên được ví như giọt nước làm tràn ly, đẩy sự bất bình và phẫn nộ của nhiều người lên đỉnh điểm.

Không chỉ ở chùa Hổ, nhiều nơi khác tại Thái Lan, CWI cũng tin rằng chúng bị đối xử tàn nhẫn. Những con hổ thường bị xích hoặc bắt nằm trong cũi 20 tiếng một ngày để phục vụ khách. Chúng cũng bị các nhân viên đánh đập bằng gậy, các thanh kim loại. Đôi khi, các điều tra viên của CWI còn nhìn thấy chúng bị đấm, đá hoặc kéo đuôi một cách thô bạo.

Các tour du lịch tới những địa điểm nuôi nhốt hổ đang rất phát triển ở Thái Lan. Tại chùa Hổ, mỗi ngày trung bình có khoảng 300 du khách ghé thăm. Vào những ngày cao điểm, con số có thể lên đến 900. Giá vé vào cửa để quan sát hổ là 300 baht (khoảng 193.000 đồng) một người.

Cho đến trước khi xảy ra vụ bê bối hôm 1/6, chùa Hổ vẫn được mọi người biết đến là một nơi thiêng liêng, và cũng là chốn trú chân an toàn cho những con hổ. Hàng trăm con hổ trong chùa đều được người dân mang đến gửi hoặc được cứu thoát từ những kẻ săn trộm. Những con hổ ở chùa được các sư thuần dưỡng bằng tay không, hàng ngày ăn thịt gà, thịt bò chín.

Không chỉ hổ, voi cũng là loài vật hoang dã mà Thái Lan sử dụng để phục vụ phát triển du lịch nước nhà. Chúng cũng bị đối xử tàn nhẫn để đem lại lợi ích cho người.

VnExpress | Wanderlust Tips | Cinet