Sắc vàng rực rỡ của cây bạch quả 1.400 tuổi ở Trung Quốc

Cứ mỗi độ thu về, cây bạch quả với tuổi thọ lên đến 1.400 tuổi tại ngôi chùa Cổ Quan Âm, thành phố Tây An, Trung Quốc lại thay lá, biến sân chùa thành “đại dương” lá vàng mênh mông đẹp tuyệt.

[rpi]

wanderlust tips chiem nguong sac vang ruc ro cua cay bach qua 1400 tuoi o trung quoc 1

Hàng năm, cứ vào độ tháng 10, du khách khắp mọi nơi đều tới ngôi chùa Cổ Quan Âm ở ngôi làng Luohandong tại thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây bạch quả hơn 1.400 năm tuổi.
Những ngày cuối thu, lá cây bắt đầu rụng, phủ một tấm thảm vàng rụng xung quanh gốc cây. Cho đến mùa đông, lá cây sẽ rụng hết hoàn toàn, chỉ còn lại những cành cây trơ trọi.

wanderlust tips chiem nguong sac vang ruc ro cua cay bach qua 1400 tuoi o trung quoc 2

Cây bạch quả cổ thụ này được trồng vào thời kỳ nhà Đường (618 – 907), hàng ngàn năm qua, cây vẫn được các nhà sư chăm sóc, gìn giữ. Trước những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, cây vẫn tồn tại mãnh liệt. Nó là cây cổ đại duy nhất còn sống sót và được cho là nhiều tuổi hơn cả khủng long. Người ta ví cây như một hóa thạch sống, là cầu nối giữa thế giới ngày nay với những thời kỳ xa xưa.

wanderlust tips chiem nguong sac vang ruc ro cua cay bach qua 1400 tuoi o trung quoc 3

Năm nay, cây bạch quả bắt đầu rụng lá từ giữa tháng 10 và lượng khách tham quan trung bình khoảng 7.200 người/ngày. Thời gian tham quan hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Những du khách muốn tham quan cây bạch quả năm nay phải đặt chỗ trước qua ứng dụng WeChat trên điện thoại di động. Trong khi đó, người già có thể vãn cảnh chùa mà không cần hẹn trước.

wanderlust tips chiem nguong sac vang ruc ro cua cay bach qua 1400 tuoi o trung quoc 4

Cây bạch quả là loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, mảnh đất này được ưu ái sở hữu tới 70% số bạch quả trên thế giới. Vào mùa hè, cây ra quả chứa 2 hạt lớn và có mùi rất khó chịu.

wanderlust tips chiem nguong sac vang ruc ro cua cay bach qua 1400 tuoi o trung quoc 5

TH | Wanderlust Tips | Cinet