Sự khác biệt thú vị trong tục lì xì ở các nước châu Á

(#wanderlusttips) Nhắc đến Tết ai cũng nhớ ngay tới bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, đào phai, mai vàng và còn cả những bao lì xì xinh xắn nữa. Lì xì đã trở thành tục lệ không thể thiếu của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Thế nhưng có thể nhiều người chưa biết, tục lì xì còn có ở nhiều nước châu Á khác.

[rpi]

Cùng tìm hiểu phong tục lì xì ở các nước châu Á dưới đây để thấy những sự khác biệt thú vị.

Việt Nam

Với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới, lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết khoảng mùng 9, mùng 10. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Bao lì xì thường có màu đỏ tượng trưng cho tài lộc, với quan niệm nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng phát tài phát lộc trong năm mới.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-1

Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hàng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc lì xì tới ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trước đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.

Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm, đồng thời đón nhận lại những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt. Lì xì ý nghĩa chính không nằm ở giá trị nhiều ít mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới.


Trung Quốc

Lì xì, tiếng Quảng Đông là Hong Bao, tiếng Phúc Kiến là Ang Pao và tiếng Phổ Thông là Lai See. Tục “lì xì” có xuất xứ từ đời Tần ở Trung Quốc. Không nhất thiết phải lì xì vào ngày Tết, mà vào các dịp như khai trương, sinh nhật, cưới hỏi… đều có lì xì.

Lì xì mừng tuổi vào ngày Tết được gọi là áp tuế tiền. Ngày xưa, áp tuế tiền là các đồng tiền được xỏ xâu bằng những sợi chỉ đỏ, gói trong miếng vải đỏ, dành tặng cho trẻ em để trừ tà ma, yêu quái trong đêm giao thừa. Dần dần, phong tục biến đổi thành những bao lì xì đỏ như hiện nay.

Theo tích xưa, chỉ có trẻ nhỏ mới được nhận lì xì mừng tuổi nhưng hiện nay những người trưởng thành có thể lì xì lại cho cha mẹ, ông bà để tỏ lòng hiếu thảo. Theo quan niệm, những người đã kết hôn mới được coi là trưởng thành. Nếu chưa kết hôn, cho dù ở bất cứ độ tuổi nào vẫn có thể đường hoàng nhận lì xì.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-2

Người Hồng Kông quan niệm, năm mới cái gì cũng mới nên tiền trong bao lì xì cũng vậy. Năm nào đến gần tết, các ngân hàng ở Hồng Kông đều có những dòng người đứng xếp hàng chờ đổi tiền mới.

Ở Ma Cao cũng cùng quan niệm này, vì vậy mỗi năm các ngân hàng ở Ma Cao đều in tiền mới để phục vụ tết. Vào năm 2006, chính phủ Ma Cao khuyến nghị dùng tiền cũ bỏ trong bao lì xì. Người Ma Cao gọi mùng 2 Tết là khai niên. Theo tập tục, sau khi ăn cơm khai niên, nếu chủ gặp thợ, người lớn gặp trẻ nhỏ, người đã kết hôn gặp người chưa kết hôn đều phải lì xì. Trong bao lì xì luôn có số tiền biểu thị sự cát tường ví dụ như có số tám hoặc tám chữ. Tiền bỏ trong bao lì xì nhiều hay ít tùy vào mối quan hệ thân thích.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-0

Ở Đài Loan phong tục giống như nhiều nơi ở Trung Quốc, số tiền bên trong lì xì nhất định phải là số chẵn, kỵ số lẻ. Tiền này được người lớn trong gia đình phát tăng sau khi ăn cơm giao thừa.


Người Hoa ở Singapore

Người Hoa tại Singapore rất coi trọng tết âm lịch. Các phong tục truyền thống và lối sống hiện đại tồn tại song song. Khi tết âm lịch sắp đến, người dân ở đây thường đến ngân hàng đổi tiền mới để lì xì cho con cháu, họ hàng, người thân. Ngày nay, bên trong phong bì đỏ có thể chứa phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu thay cho tiền giấy. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-3

Người Hoa tại Singapore chiếm 75% dân số, họ rất coi trọng tết âm lịch, các tập tục truyền thống và hiện đại cùng tồn tại song song. Khi sắp đến Tết, họ đều đến ngân hàng đổi tiền mới có mệnh giá từ 2 đồng đến 20 đồng mới. Ngày nay, bên trong phong bì đỏ có thể chứa cả phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu, thay cho tiền giấy. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.


Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tục lì xì gọi là “Otoshidama”. Ở hầu hết các nước, khi mừng tuổi đầu năm, người ta đều ưa chuộng dùng phong bao đỏ nhưng riêng ở Nhật Bản người ta lại dùng bao lì xì màu trắng có in hoa văn hoặc những hình trang trí ngộ nghĩnh, trên đó còn ghi tên của người nhận.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-5


Hàn Quốc

Người Hàn Quốc gọi tục lì xì là Sabae. Ông bà và người lớn tuổi thường mừng tuổi cho con cháu với hy vọng một năm mới tốt lành. Hiện nay, tiền mừng tuổi có thể là phiếu quà tặng ở nhiều gia đình.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-4


Người Hồi giáo ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore

Những người Mã Lai theo đạo Hồi sinh sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore cũng sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy vậy, thay vì dùng phong bao đỏ, họ dùng phong bao xanh lá cây.

wanderlust-tips-su-khac-biet-thu-vi-trong-tuc-li-xi-o-cac-nuoc-chau-a-6

Vào dịp Tết Eid al-Fitr, những gia đình Hồi giáo thường chuẩn bị sẵn nhiều phong bao xanh lá cây để tặng khách đến thăm nhà. Họ không chỉ mừng cho người già, trẻ nhỏ mà tất cả bạn bè, họ hàng, làng xóm… tới chơi nhà đều được nhận, thậm chí những người không thể đến chơi nhà họ vào dịp Tết Eid al-Fitr cũng vẫn được chủ nhà gửi nhờ phong bao cho người khác đem về tặng giúp. Hành động này thể hiện sự hào phóng mà mọi người dành cho nhau trong dịp lễ quan trọng của người Hồi giáo.

LN (TH) | Wanderlust Tips | Cinet