Thưởng thức không gian triển lãm trực tuyến tại nhà, tại sao không?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các hoạt động tham quan, du lịch bị hạn chế, thế giới đang dần chuyển mình sang tận dụng những nền tảng công nghệ số. Hoạt động tổ chức triển lãm trực tuyến chính là một trong số đó.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các nền tảng xã hội lớn, các sự kiện trực tuyến ngày càng phổ biến như một kênh tương tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp với khách hàng.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều đơn vị tổ chức, nhà sản xuất đã rất linh hoạt, nắm bắt xu thế để truyền tải những nội dung và thông tin cần thiết mà vẫn có thể ở nhà đảm bảo các công tác phòng chống dịch, không cần trực tiếp tham dự.

Thưởng thức không gian triển lãm trực tuyến tại nhà, tại sao không?

Các dự án triển lãm trực tuyến thường sẽ được kết hợp cùng các bảo tàng, khu triển lãm trên các nền tảng công nghệ số như website, facebook, google. Nền tảng giúp cho người xem có được góc nhìn chân thực nhất như đang đi xem trực tiếp tại bảo tàng. Hỗ trợ người xem hình ảnh 360 độ, thu phóng dễ dàng, dưới mỗi bức tranh đều có tên và chú thích hỗ trợ người xem có được những thông tin hữu ích.

Trên nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất – Facebook, không khó để tìm kiếm một sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Facebook đã tối ưu tất cả trong mục sự kiện. Chỉ cần lựa chọn lĩnh vực mình quan tâm và gõ vào ô tìm kiếm, ngay lập tức các kết quả liên quan sẽ hiện ra để lựa chọn.

Bên cạnh Facebook thì nền tảng Google cũng tạo ra một bảo tàng trực truyến lớn mang tên Google Arts & Culture, nơi cộng đồng có thể truy cập và xem những hình ảnh có độ phân giải cao của những tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng và đối tác. 

Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức cũng có thể tổ chức những không gian triễn lãm trực tuyến trên chính website riêng của họ với mong muốn người xem sẽ tiếp cận, truy cập nhiều hơn với thương hiệu đó.

Triển lãm trực tuyến trên thế giới

Trên thế giới, khái niệm triển lãm trực tuyến không còn xa lạ và đã bắt đầu phổ biến ngay từ năm 2019, năm bùng phát đại dịch Covid. Có thể thấy những quốc gia phát triển và có nguồn tài nguyên lớn về nghệ thuật như Anh, Pháp, Nhật Bản đã nhanh chóng cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi không thế tới thưởng tức tận mắt những tác phẩm nghệ thuật.

Nổi bật trong số đó phải kể tới Anno’s Journey “Thế giới của Anno Mitsumasa” được tổ chức bởi Japan House London. Triển lãm 3D trưng bày, tôn vinh các tác phẩm của Mitsumasa Anno (20/3/1926 – 24/12/2020) – một họa sĩ minh họa người Nhật Bản và nhà văn viết sách dành cho trẻ em. Ông nổi tiếng với những cuốn sách tranh, ít hoặc không có chữ. Ông đã nhận được Huân chương Hans Christian Andersen quốc tế vào năm 1984 vì “đóng góp lâu dài cho văn học thiếu nhi.”

Với thiết kế đẹp mắt, những góc nhìn 3D có thể thu phóng, lựa chọn hình ảnh muốn xem hoặc tổng quát, dễ dàng sử dụng với người dùng, bạn sẽ có cảm giác như đang trực tiếp đứng tại bảo tàng và thưởng thức những tác phẩm để đời của một trong những họa sĩ được yêu mến nhất Nhật Bản.

Bên cạnh không gian nhìn 3D, triễn lãm trực tuyến này còn cung cấp phần âm thanh thêm sinh động, hấp dẫn.

Bạn có thể thưởng thức triễn lãm trực tuyến Anno’s Journey tại ĐÂY.

Bảo tàng Mỹ thuật Lyon cũng đã nâng cấp các trang thiết bị, để thích nghi với thời đại công nghệ số. Cũng như đa số các bảo tàng lớn trên thế giới, bảo tàng này đã triển khai các công cụ hiện đại, làm giàu các nội dung tương tác hầu khuyến khích các chuyến tham quan qua ứng dụng hay Google Arts & Culture.

Bạn chẳng những có thể xem các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, mà còn được dịp khám phá lịch sử của tòa nhà này có từ thế kỷ 17, trước kia là một tu viện dòng thánh Biển Đức nay được trùng tu lại thành một cơ sở trưng bày hàng ngàn tác phẩm hội họa, điêu khắc từ thời cổ đại cho đến nghệ thuật đương đại. 

lyon

Tọa lạc tại vị trí đắc địa ở Paris, Musée d’Orsay là một trong những những bảo tàng đẹp nhất ở Pháp và lớn nhất ở châu Âu, cũng đã chuyển mình để hòa nhập với xu hướng triển lãm trực tuyến. Nằm trong Gare d’Orsay cũ, một công trình mang phong cách Beaux-Arts, ga đường sắt được xây dựng giữa 1898 và 1900, bảo tàng chủ yếu trưng bày những tác phẩm nghệ thuật của Pháp từ năm 1848 đến năm 1914.

Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể “dạo chơi” bên trong các phòng trưng bày hoành tráng và ngắm nhìn những công trình kiến ​​trúc đáng kinh ngạc bao gồm tranh, điêu khắc, đồ gỗ, và nhiếp ảnh. Đây là bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng và hậu ấn tượng lớn nhất trên thế giới, bao gồm các tác phẩm nổi tiếng của Monet, Manet, Degas, Renoir, Cézanne, Seurat, Sisley, Gauguin và Van Gogh, trong đó có bức “Chân dung tự họa” của Van Gogh và “Chân dung mẹ họa sĩ” của Whistler.

Khám phá triển lãm trực tuyến Musée d’Orsay tại ĐÂY.

p

Triển lãm trực tuyến ở Việt Nam

Đối với nền tảng Google ở Việt Nam, đây là nền tảng tiềm năng để quảng bá không chỉ hình ảnh quốc gia, dân tộc mà còn về sự đa dạng trong văn hoá, nghệ thuật. Bắt đầu từ năm 2020, các triển lãm trực tuyến trong nước đã được tổ chức với tần suất dày và đa dạng, phong phú hơn bao giờ hết.

Có thể kể đến những triển lãm trực tuyến giới thiệu về những địa danh, danh lam thắng cảnh đặc sắc của Quảng Bình, Đà Nẵng, hay các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt, hay mới đây nhất là triễn lãm trực tuyến “Con đường độc lập” được tổ chức bởi Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dịp kỉ niệm 76 năm Quốc khánh 2/9.

Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong cho việc tổ chức triển lãm trực tuyến ở Việt Nam. Các triển lãm thường kỉ niệm các dịp đặc biệt, quan trọng như Quốc khánh 2/9, kỉ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, … hay chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Bảo tàng.

fd19f4cde0a960006a98314087ca4f338a5e6160d760c4dc6d8a32b000196abf 2

Ngoài triển lãm trực tuyến, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn xây dựng và phát triển công nghệ trực tuyến 3D tích hợp trên nền tảng website của bảo tàng. Theo đó, công chúng truy cập trang chủ, chọn mục 3D tour để có thể khám phá trực tuyến nội dung các phòng trưng bày thường xuyên của Bảo tàng, xem video chất lượng cao giới thiệu bảo vật Quốc gia – Tượng Phật bà Quan Âm, nghe giới thiệu các chuyên đề và bộ sưu tập để hiểu rõ thêm về sự phát triển nền mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ, từ Tiền – Sơ sử đến nay…

Năm 2020, Đà Nẵng đã đưa vào vận hành ứng dụng scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên, cũng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.

Không cần tới tận nơi, nhưng ngay trong căn phòng ở nhà mình, bạn cũng có thể mắt thấy tai nghe về lịch sử văn hóa Chăm qua triển lãm trực tuyến này hiện lên một cách sống động hơn bao giờ hết.

Triển lãm “Câu chuyện dòng sông” do Quỹ Sống tổ chức, diễn ra từ ngày 12-31/7 được tổ chức online trên một chuyên trang mô phỏng phòng tranh. Triển lãm trưng bày hơn 20 tác phẩm của nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế, gồm các họa sỹ Lê Đình Nguyên, Tôn Thất Bằng, Doãn Hoàng Lâm, Phạm Thắng, Trung Liêm, cựu đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam – họa sỹ Nicolaos D. Kanellos, họa sỹ Hadi Soesanto người Indonesia… cũng thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo công chúng.

Bên cạnh hoạt động triển lãm, đây cũng là dịp Quỹ sống đấu giá tranh, gây quỹ từ thiện. Đây không phải là lần đầu tiên Quỹ Sống gây quỹ cho các chương trình phát triển bền vững thông qua việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật. Từ năm 2013 đến nay, hơn 20 chương trình đấu giá gây quỹ và biểu diễn nghệ thuật đã được tổ chức, tạo nguồn quỹ hạt giống đáng kể cho giai đoạn khởi động của các chương trình uy tín như Nhà Chống Lũ và Hạnh Phúc Xanh.

vdfbdcgb
vdfbdcgb 2

Có thể nói, trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc tổ chức các triển lãm nghệ thuật, workshop nghệ thuật trực tuyến trên mạng xã hội đang ngày càng được phổ biến. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức triển lãm online thay thế triển lãm truyền thống là giải pháp hữu hiệu giúp người xem có thể thưởng thức nghệ thuật dễ dàng và an toàn hơn.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cnet