Tìm hiểu về tháng lễ Ramandan trong đạo Hồi

(#wanderlusttips #ramandan) Trên khắp thế giới có khoảng 1,5 tỷ tín đồ Hồi giáo, trong đó tại Việt Nam có khoảng hơn 70.000 tín đồ. Đối với người đạo Hồi thì tháng lễ Ramandan đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy tháng Ramandan là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

[rpi]

Tháng Ramandan diễn ra khi nào?

Tháng Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo. Lịch Hồi, hay còn gọi là lịch Hijra, được tính theo mặt trăng và bắt đầu có từ ngày 16/7/622 (theo công lịch Gregorian Calendar) – tức là ngày mở đầu một năm Ả Rập, đánh dấu bằng chuyến đi của Mohamed từ thánh địa Mecca đến Medina (đều ở Ả Rập Saudi).

Năm của lịch Hồi giáo cũng chia làm 12 tháng, theo thứ từ từ tháng 1 đến tháng 12 là: Muharram, Saphar, Rabia I, Rabia II, Jamada I, Jamada II, Rajab, Shaban, Ramadan, Shawwal, Dulkaada và Dulhegia. Mỗi năm có 354 hoặc 355 ngày và cứ 30 năm lại có 17 năm nhuận.

wanderlust-tips-tim-hieu-ve-thang-le-ramandan-trong-dao-hoi-4
Những người đạo Hồi đang cầu nguyện trong tháng Ramandan.

Nghi lễ trong tháng Ramandan

Trong vòng 30 ngày của tháng Ramandan, người đạo Hồi từ 12 tuổi trở lên sẽ phải chấp hành “sawm” – thuật ngữ Ả Rập chỉ việc nhịn ăn, uống và quan hệ tình dục. Theo luật lệ của người Hồi giáo, trong tháng Ramadan những người theo đạo Hồi không được ăn uống từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn để chia sẻ sự kham khổ với đồng đạo của mình, đồng thời còn nhằm luyện tập sự tiết chế, chống lại những cám dỗ vật chất để tạo thuận lợi cho việc được lên thiên đàng.

wanderlust-tips-tim-hieu-ve-thang-le-ramandan-trong-dao-hoi-5
Người ta phổ biến những điều luật cũng như giải thích rõ từng ý nghĩa của những điều luật này trên báo chí khi chuẩn bị bước vào tháng Ramadan ở các nước Hồi Giáo.

Một điều lưu ý là với luật lệ quy định như vậy nhưng tháng Ramadan không nên gọi là “tháng ăn chay” và cũng không nên gọi là “tháng nhịn ăn”, bởi lẽ thực chất các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn và cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Sau khi mặt trời lặn mọi người sẽ được phép ăn uống bình thường. Có sự khác biệt đối với người đạo Hồi theo dòng Sunny và theo dòng Shiites, họ bắt đầu ăn trở lại vào các giờ khác nhau. Người Sunny cho rằng chỉ cần khi họ không còn nhìn thấy mặt trời (mặt trời xuống dưới đường chân trời) mà cho dù vẫn còn sáng thì có thể bắt đầu ăn uống trở lại được. Trong khi đó, người Shiites cho rằng khi không còn bất cứ một tia sáng nào của mặt trời (trời tối hẳn) thì họ mới được ăn uống trở lại.

wanderlust-tips-tim-hieu-ve-thang-le-ramandan-trong-dao-hoi-1
Việc nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn để luyện tập sự chịu đựng đồng thời chia sẻ sự kham khổ với đồng đạo của mình.

Mặc dù việc chấp hành sawn là phần quan trọng nhất nhưng chúng không phải là tất cả. Vẫn có một số người thuộc ngoại lệ không phải nhịn ăn trong tháng Ramandan, đó là: những người ốm, trẻ con, người đang du lịch, người có bầu, người cho con bú có thể không tuân theo luật lệ này nếu việc ăn kiêng có hại cho sức khoẻ. Trong những trường hợp này, kinh Koran khuyên răn rằng những người đã trót ăn uống khi có mặt trời trong tháng Ramadan cần ăn uống chay tịnh vào những ngày khác để bù lại cho những ngày họ đã trót phá luật.

Tháng Ramandan khiến người đạo Hồi tăng cân khủng khiếp

Mọi người thường nghĩ rằng việc nhịn ăn sẽ khiến người đạo Hồi sụt cân trong tháng Ramandan, nhưng thực chất hoàn toàn ngược lại. Việc ăn uống thất thường, ít hoạt động và tâm lý cố gắng ăn thật nhiều vào buổi đêm để dành sức cho cả ngày không ăn uống khiến những người theo đạo Hồi tăng cân nhanh chóng vào tháng Ramadan. Thậm chí một thống kê cho thấy lượng thực phẩm tiêu dùng trong tháng Ramadan thường gấp 4, 5 lần những tháng khác. Bởi vậy, để giữ sức khỏe trong tháng Ramandan, những người theo đạo Hồi được khuyên rằng nên uống nhiều nước khi được phép, ăn nhiều hoa quả, không ăn đêm nhiều mà nên dậy sớm (trước bình minh) để ăn sáng.

wanderlust-tips-tim-hieu-ve-thang-le-ramandan-trong-dao-hoi-3
Một gia đình Hồi giáo đang dùng bữa ăn trước bình minh.

Sau khi kết thúc khoảng thời gian nhịn ăn trong ngày, những gia đình đạo Hồi tổ chức ăn ở nhà một cách linh đình. Trong khi đó những gia đình nghèo tập trung tại những bữa ăn từ thiện ở địa phương. Khoảng 5 giờ chiều, những người nghèo mang theo cả con cái đến những tụ điểm này, ngồi vào bàn một cách rất trật tự. Mặc dù đã đói và khát vì phải nhịn trong cả ngày, trước mặt lại là những hộp thức ăn toả mùi thơm và những cốc nước mát, nhưng không một ai đụng đến. Tất cả ngồi im lặng, nhiều người lẩm nhẩm đọc kinh Koran. Chỉ đến khi tiếng loa từ các giáo đường vang lên, đọc xong câu kinh thì mọi người mới bắt đầu ăn uống.

wanderlust-tips-tim-hieu-ve-thang-le-ramandan-trong-dao-hoi-2
Chuẩn bị cho bữa “xả chay” sau khoảng thời gian nhịn ăn trong ngày của tháng Ramandan.

Tháng Ramandan còn là tháng mà người theo đạo Hồi tập trung làm từ thiện. Chính vì vậy mà tại các địa phương đều tổ chức những bữa ăn từ thiện hay phát bữa ăn đêm miễn phí cho người nghèo. Chi phí cho những bữa ăn từ thiện này là từ tiền quyên góp của các công ty, nhà hàng, và cả tiền của những người được miễn chuyện nhịn ăn coi như một khoản đóng góp thế cho nghĩa vụ.

LN (TH) | Wanderlust Tips | Cinet