Tìm về tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hình ảnh “Tứ bất tử” luôn được tôn thờ. Vậy Tứ bất tử là ai và đền thờ ở đâu, hãy cùng Wanderlust Tips tìm đến những nơi thờ phụng Tứ bất tử tại Hà Nội và khu vực lân cận để hiểu thêm về những nhân vật linh thiêng trong tâm thức người Việt này.

[rpi]

“TỨ BẤT TỬ” LÀ AI?

“Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Thánh Tản Viên còn được gọi là Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi Việt Nam. Thánh Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Thánh Chử Đồng Tử: được người đời tôn là Chử Đạo Tổ. Chử Đồng Tử đã kết duyên với Tiên Dung Công Chúa, con gái Vua Hùng Vương. Theo dân gian, Thánh Chử Đồng Tử tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, sự sung túc.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sử sách viết lại là người văn hay chữ tốt, sau này được triều đình sắc phong Công chúa. Thánh Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương là vị anh hùng đánh đuổi giặc Ân xâm lược vào thời vua Hùng Vương thứ VI. Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

HÌNH ẢNH TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT

Không có tài liệu nào ghi chép rõ “Tứ bất tử” được thờ tự từ khi nào, các nghi lễ ngày nay được duy trì và tồn tại là do sự truyền lại từ đời này qua đời khác, dần dần, trong tâm thức người Việt, hình ảnh “Tứ bất tử” vừa mang tính thiêng liêng, kính cẩn; vừa mang tính gần gũi, chất phác như hình ảnh người nông dân Việt Nam.

Người dân không thờ “Tứ bất tử” trong nhà hay bàn thờ gia tiên mà thờ ở các đình, chùa, miếu như một biểu tượng cầu cho làng xã được ấm no, mùa màng tươi tốt.

Những người con rời làng làm ăn hay bao năm đi xa trở về thăm làng, bao giờ cũng tới đình chùa thắp hương khấn lạy Tứ bất tử như thể thức báo cáo với ông bà tổ tiên những đoạn đường đã đi qua, thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ đối với cội nguồn dân tộc.

KHÁM PHÁ CÁC ĐỊA DANH THỜ TỨ BẤT TỬ

Đền thờ Thánh Tản Viên

Đền thờ Thánh Tản Viên nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì, được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Đền thờ bao gồm bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Có một điều thú vị là Đền thờ nằm trong khu vực Ba Vì, do đó đền thường xuyên được mọi người ghé thăm kết hợp với du lịch Ba Vì.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Đền thờ Thánh Chử Đồng Tử

Khắp cả nước có nhiều đền thờ Thánh Chử Đồng Tử nhưng biết đến nổi tiếng nhất là 2 đền đều thuộc tỉnh Hưng Yên đó là: đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh và đền Dạ Trạch thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hai ngôi đền này đều xây dựng theo kiến trúc cổ nhưng lại có sự khác biệt tương đối rõ .

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch. Kiến trúc của chùa bao gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba toà nhà. Ngôi đền có vẻ đẹp cổ kính, thiêng liêng.

Còn đền Đa Hòa có tổng thể kiến trúc là 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngôi đền này được cho là nơi còn tồn tại nhiều di vật quý hiếm nhất trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), được coi là một cổ vật vô giá của dân tộc.

Hàng năm, lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch ở cả hai ngôi đền trên.

Đền thờ Thánh Gióng

Trong hình ảnh “Tứ bất từ”, Thánh Gióng còn lẽ là hình tượng thân thuộc nhất khi được kể lại bằng câu chuyện truyền thuyết. Ngày nay Đền thờ Thánh Gióng nằm ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội; quần thể di tích gắn với lễ hội Gióng được UNESSCO công nhận là Di sản thế giới phi vật thể nhân loại năm 2010.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Đền thờ Thánh Gióng bao gồm đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, chùa Đại Bi, nhà bia 8 mặt, Chùa Non Nước và tượng đài Thánh Gióng.

Từ tượng đài Thánh Gióng đi xuống sẽ thấy chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) là một trong những ngôi chùa cổ kính của Việt Nam với hơn 1.000 năm tuổi. Được xây dựng từ thời Tiền Lê, ngôi chùa gắn liền với vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam – Khuông Việt Đại Sư.

Hàng năm, cứ vào ngày 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức tổ chức hội Gióng.

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trong “Tứ bất tử”, Thánh mẫu Liễu Hạnh là hình ảnh được dân gian kể lại nhiều câu chuyện nhất, vì vậy các đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh được xây dụng ở khắp các nơi, nhưng nổi tiếng nhất là Nam Định, Quảng Bình và Hà Nội.

Ở Hà Nội, địa danh nổi tiếng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nhất là Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ.

tạp chí Wanderlust Tips hình tượng tứ bất tử

Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng nguyên Phùng Khắc Khoan. Trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Một thời gian sau, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không thấy người nữa. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm cũng là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Hàng năm, ngày 3/3 âm lịch, người dân lại về đây để tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ tới Mẫu Liễu Hạnh, câu ca “tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ”, tháng 3 ở đây chính là để nói đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Wanderlust Tips | Cinet