Tinh tế các sản phẩm sơn mài của Hanoia
- 08/01/2016
- MUA SẮM
- Hanoia, mỹ thuật, nghệ nhân, nghề thủ công, Sofitel Metropole Hanoi, sơn mài, thiết kế
Đã tồn tại trong lịch sử Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước, nghệ thuật sơn mài được khẳng định là một trong những hình thức biểu đạt cổ nhất và đáng tôn kính nhất của nền văn hóa Á Đông. Theo con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với các nước láng giềng, kỹ thuật sơn mài truyền thống nhanh chóng được du nhập sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
[rpi]
Không ai biết chắc chắn hình thức nghệ thuật này tới Việt Nam khi nào. Nhưng giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX được biết đến là thời kỳ nở rộ của sơn mài Việt Nam, chủ yếu để phục vụ mục đích tôn giáo. Cho đến nửa đầu thế kỷ XX, việc chế tác các đồ vật sơn mài có tính trường tồn như hộp tráp, lọ hoa, bình phong… mới trở nên thịnh hành ở các thành phố lớn.
Năm 1925, cùng với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, sơn mài Việt Nam thực sự thay da đổi thịt và được thế giới biết đến kể từ khi đó. Một số làng nghề ở Việt Nam như Tương Bình Hiệp (miền Nam) và Hạ Thái (miền Bắc) nổi tiếng với việc chế tác sơn mài. Mỗi sản phẩm của họ, dù là khảm trai, khảm trứng hay vẽ tay, hay kết hợp cả ba kỹ thuật này được kết tinh từ hơn 20 công đoạn thủ công mà những người thợ phải miệt mài lao động trong vòng ba tháng.
Trân trọng truyền thống sơn mài Việt Nam, Hanoia muốn làm sống lại những cảm hứng cổ xưa thông qua những sắc màu, hoa văn và kỹ thuật đương đại. Với đội ngũ thiết kế châu Âu và nghệ nhân trong nước, cùng xưởng sơn mài đặt tại các làng nghề nổi tiếng, các sản phẩm sơn mài Hanoi thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại, và phản ánh những sắc màu phong phú của văn hóa Việt.
Từ mỹ thuật đến nghề thủ công, hãy ghé thăm La Boutique, Sofitel Metropole Hanoi và ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, Hà Nội để khám phá hành trình sơn mài độc đáo này.
Wanderlust Tips | Cinet
Leave A Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.