Tinh Thần Samurai – niềm tự hào Nhật Bản

Samurai Nhật Bản là một trong những hình tượng được cả thế giới ngưỡng mộ. Họ được tôn vinh tựa như một các siêu anh hùng trong phim ảnh thời hiện đại. Tinh thần Samurai biểu tượng cho sức mạnh và ý chí trong đời sống tinh thần của người Nhật.

Thế giới về các Samurai Nhật Bản mang nhiều bí ẩn kéo theo đó là sự tò mò của không ít người. Tất cả những gì người bên ngoài biết về đế chế này chỉ là qua phim ảnh nên sự thật vẫn là điều luôn được tìm kiếm. 

Nguồn gốc Samurai Nhật Bản

Samurai là tên gọi của tầng lớp Chiến binh thị vệ đầu tiên của Nhật Bản xuất hiện kể từ thời Mạc Phủ thế kỷ 12. Trong tiếng Nhật, Samurai được phát âm từ chữ “Thị” – từ kết hợp giữa chữ “Nhân” đứng trước chữ Tự ý có nghĩa là đầy tớ. Tuy nhiên, các Samurai thường chỉ góp mặt trong lĩnh vực quân sự của quốc gia nên có thể hiểu là cận vệ hoặc thị vệ của vua chúa. 

Thời đó, Samurai Nhật Bản là tầng lớp được nhân dân hết sức kính trọng vì họ hội tụ đủ “trí dũng song toàn“. Từ nhỏ, các Samurai đã được đào tạo và trang bị đầy đủ các kỹ năng như: cách sử dụng kiếm, cung tên; nghệ thuật trà đạo; thi ca; hội họa… 

Tinh Thần Samurai - niềm tự hào Nhật Bản - Wanderlust Tips

Trang phục và vũ khí của Samurai

Trang phục truyền thống của Samurai Nhật Bản là áo váy dài phủ chân hakama với thiết kế rũ đặc trưng vì theo quan điểm của Samurai thì mặc như vậy che hai đùi để đối thủ không đoán được bộ pháp di chuyển thế nào khi giao chiến.

cbf

Tuy nhiên ngày nay, trang phục thường ngày của Samurai là những bộ Kimono truyền thống nhưng bỏ bớt các tiểu tiết rườm rà, chỉ giữ lại 2 lớp trong và ngoài. Họ thường đi bằng dép cỏ waraji và guốc gỗ geta. 

Còn đối với trang phục chiến đấu, Samurai sẽ khoác lên mình chiếc áo giáp với cân nặng từ 15 – 20 kg. Những chi tiết trên bộ giáp phần nào thể hiện được tinh thần mạnh mẽ của Samurai và bảo vệ họ khi ra chiến trường. Trong bộ giáp nặng trĩu, các Samurai vẫn phải hoạt động hết sức linh hoạt, nhạy bén. Đây là điểm cho thấy tinh thần kiên cường và khả năng đáng khâm phục của võ sĩ đạo Samurai. 

Thông thường, có 2 bộ giáp phổ biến dành cho Samurai chính là Do-Maru và Yoroi. Do-Maru có trọng lượng nhẹ hơn Yoroi nên thích hợp để trang bị cho lính bộ. Còn Yoroi rất nặng do trọng lượng của mũ sắt và bộ sắt bảo vệ vai nên dùng cho kỵ binh. 

Những đặc quyền mà người võ sĩ đạo có chính là việc họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki).

k 14

Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo.

Tinh thần Samurai

v 14

Tinh thần Samurai là đoàn kết, hy sinh vì người khác, cống hiến hết mình và coi nhẹ cái chết.

Các võ sĩ đạo Samurai ở Nhật Bản được ví như hoa anh đào. Bởi đời sống của những đóa hoa này rất ngắn ngủi, nhưng chúng có hai lần tuyệt đẹp: một là khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và hai là khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống của mình đẹp như đời sống của những đoá hoa này. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.

Ở Nhật Bản thời trung cổ có 7 quy tắc đạo đức mà các võ sĩ, Samurai phải tuân theo, và nó phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, chính trực và thanh tao.

Gi – Công lý

Việc đánh giá danh dự và công lý đối với Samurai phải tuyệt đối rõ ràng, trắng là trắng mà đen là đen. Họ luôn đặt danh dự và lòng tự trọng lên trên tiền bạc, tự chủ được bản thân, không để những ham muốn cám dỗ làm sa ngã, tinh thần trượng nghĩa chống lại mọi thế lực xấu xa, tàn ác. Đối với họ, niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản thân mình. Con người trung thực không bao giờ sợ sự thật.

Jin – Nhân từ

Có thể nói đây là thuộc tính cao nhất của tinh thần Samurai, đó là sự từ bi đối với người khác. Sự cảm thông và bao dung, độ lượng, có thể chấp nhận mọi bất đồng kể cả với kẻ thù của mình. Văn hóa Nhật Bản cho rằng: lòng nhân từ, độ lượng sẽ tạo thành sức mạnh lớn lao để Samurai chiến đấu chống lại kẻ xấu chứ không phải uy hiếp những người thấp bé, yếu đuối.

Yu – Can đảm

Không chỉ có võ sĩ Samurai Nhật Bản mà bất kỳ người lính hay quân nhân nào cũng phải thừa hưởng đức tính can đảm. Khi chiến đấu các Samurai sẽ dùng sức mạnh, lý trí, sự nhạy bén và lòng can đảm để chiến thắng đối thủ. Nếu phải chọn 1 trong 2, họ thà chọn cái chết còn hơn là trốn tránh nguy hiểm.

Đối với họ, cái chết không hề đáng sợ mà là chết trong vinh dự hay trong nỗi nhục nhã mới là vấn đề họ quan tâm. Người Nhật nói chung có triết lý rằng “nếu chết thì phải chết đẹp”, đẹp ở đây không phải là ở hình thức mà là sự trong sạch của tâm hồn. Tinh thần võ sĩ đạo coi trọng cái chết, họ luôn quan niệm rằng “một cái chết có ý nghĩa, hơn là một cuộc sống vô nghĩa”.

ch 2

Một cái chết có ý nghĩa, hơn là một cuộc sống vô nghĩa

tinh thần samurai nhật bản

Ray – Tôn trọng

Samurai quan niệm: “Hình thức lịch sự cao nhất là sự tôn trọng”. Tất cả các hành động của Samurai phải xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, Võ sĩ không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của bản thân. Ngay cả với kẻ thù của mình, các Samurai cũng phải giữ được lịch sự, tôn trọng vì nếu không có phẩm chất này thì có khác gì những con thú khoe khoang sức mạnh bản thân.

Makoto – Sự chân thành

Trong bất kỳ thời đại nào, đối với một thị vệ hay cận vệ người ta đòi hỏi người này phải thật sự chân thành. Bởi chân thành là phẩm chất đạo đức tốt để giữ gìn và lan tỏa. Các võ sĩ Nhật Bản không cần dùng lời nói để diễn tả mà chỉ cần nhìn vào hành động để minh chứng. Một khi họ đã hứa, nhất định bằng mọi giá thực hiện lời hứa đó và có trách nhiệm với bất cứ những gì mình làm. 

Mỗi Samurai sẽ chỉ đi theo hầu hạ cho 1 lãnh chúa và hết mực trung thành với ông. Kể từ khi theo chân chủ tướng để bảo vệ và phục vụ, các Samurai dường như nguyện ý trung thành tuyệt đối. Đến khi vị chủ tướng này qua đời, họ đau lòng đến mức sẽ bỏ đi lang thang, phiêu bạc trần gian với đủ các loại nghề như thợ mộc, cày cuốc hay bốc vác chứ không tìm một người chủ tướng mới cho mình. 

Meyё – Danh dự

Danh dự quan trọng hơn bất cứ điều gì! Đối với một người võ sĩ, tinh thần chiến đấu đi đôi với danh dự, họ chiến đấu để gìn giữ, bảo vệ danh dự của mình. Vì thế, danh dự là thứ Samurai luôn tuân thủ và lấy làm tự hào. Cũng giống như công lý, danh dự đối với võ sĩ chính là yếu tố sống còn. Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây vậy, theo thời gian, vết sẹo đó sẽ còn mãi và còn khiến cho cây trở nên còi cọc hơn.

Trong giới võ sĩ đạo thì cái chết đối với họ nhẹ tựa như bông, nhưng chết trong danh dự hay chết trong ô nhục mới là vấn đề then chốt. Seppuku là một hình thức tự sát được xem là danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không thể từ chối.

Tinh Thần Samurai - niềm tự hào Nhật Bản - Wanderlust Tips

Chu gi – Tận tâm

Sự tận tâm là một trong những nguyên tắc không chỉ trong chiến đấu mà còn trong cuộc sống của Samurai Nhật Bản. Các võ sĩ chịu trách nhiệm cho mỗi hành động của mình bằng tất cả sự tận tâm, không ích kỷ, không vụ lợi, trung thành với lãnh tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới noi theo.

Tinh thần Võ sĩ đạo thừa hưởng từ những Samurai chính là một trong những lý do quan trọng để Nhật Bản phát triển mạnh mẽ từ đống đổ nát sau chiến tranh. Với cốt lõi là lòng tự tôn dân tộc và danh dự của bản thân, người Nhật luôn nỗ lực học hỏi, cố gắng, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong hiện tại.

vh

Nền văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa kỉ luật, nguyên tắc nhất thế giới. Tinh thần Samurai của người Nhật đã trở thành triết lý của cả dân tộc, là kim chỉ nam về cách sống sao cho đáng sống, và những cái chết không có nỗi sợ hãi mà chỉ đầy vinh quang.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cnet.