Tộc người Việt cổ sống tại Indonesia

Ở đất nước Indonesia có tồn tại một tộc người sở hữu tập quán sinh hoạt rất giống với người dân Việt Nam. Đó chính là tộc Minangkabau, sinh sống tại cao nguyên Minangkabau, thuộc miền Tây tỉnh Sumatra của quốc gia này.

[rpi]

Trong quá khứ, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá tại Indonesia và Việt Nam đều nhận định, tộc người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt. Từng có giả thuyết chỉ ra rằng, sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra, một bộ phận người Việt do thất bại nên cùng nhau lên thuyền, đi đến eo biển biển Malacca rồi quyết định định cư tại đảo Sumatra. Đây là lý do hậu duệ của họ vẫn còn sinh sống tại đây cho đến ngày nay.

Tộc người Việt cổ sống tại Indonesia - Wanderlust Tips
Chân dung một người đàn ông Minangkabau

Người Minangkabau hiện vẫn còn lưu truyền nét văn hóa mẫu hệ trong dòng tộc. Tại mỗi gia đình, phụ nữ luôn mang trọng trách cao cả, có quyền đưa ra quyết định về các vấn đề hàng ngày như giáo dục con cái, mua sắm, thu chi… Trong khi đó, cánh đàn ông lại đảm nhận vai trò duy trì tôn giáo và các vấn đề chính trị.

Thêm vào đó, tộc người này có những nét văn hóa khác cũng khá tương đồng với tập quán của người Việt ta. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo mà ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai hay Churu.

Phần lớn người Minangkabau sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên đồi và các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, nghề chài lưới. Đây cũng là một nét tương đồng với người Việt cổ.

Tộc người Việt cổ sống tại Indonesia - Wanderlust Tips
Một người Minangkabau đang làm thủ công mây tre đan.

Nhà của người dân Minangkabau được cho là khá đặc biệt khi sở hữu phần mái cong vút, trông khá tương đồng với diện mạo của đình chùa tại nước ta. Không dừng ở đó, trong quá khứ, họ từng có tục nhuộm răng cùng một số thói quen sinh hoạt gần giống với Việt Nam. Giống như chúng ta, tộc người Minangkabau cũng tồn tại tập tục “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Khi khách ghé qua nhà, gia chủ sẽ đem trầu cau ra để tiếp đãi.

nha
Nếp nhà với phần mái cong vút của người Minangkabau
r 6
Tục nhuộm răng đen của phụ nữ Minangkabau giống với ở Việt Nam

Dù những người Minangkabau chủ yếu theo đạo Hồi, nhưng họ đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Đặc điểm này khá giống với truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên” về sự ra đời của người Việt và sự tôn thờ hình tượng rồng và chim lạc của người Việt.

Du khách khi đến thăm miền Tây Sumatra có thể sẽ không để tâm quá nhiều đến khung cảnh thiên nhiên. Thay vào đó, họ thường ấn tượng với các phong tục, nét văn hoá độc đáo. Họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, nam giới mặc khố giống như hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn…

a 5
Trang phục có nhiều điểm tương đồng với người Việt cổ.

Tộc Minangkabau sở hữu nhiều bản nhạc truyền thống và điệu nhảy đặc sắc, họ cũng chưa bao giờ ngừng tự hào về vũ điệu của mình. Về phong tục kết hôn, sau khi làm đám cưới, chú rể sẽ đến nhà vợ để sinh sống. Trong khi đó, trẻ em nơi đây sẽ mặc bộ đồ truyền thống lộng lẫy, đón lễ aquika trong mỗi dịp sinh nhật của mình.

Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái).

ds

Có thể thấy, tộc người đặc biệt này từng có một số nét văn hoá giống Việt Nam và họ vẫn đang duy trì được những phong tục, lối sống truyền thống từ bao đời nay. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định hoàn toàn về nguồn gốc của người Minangkabau, thế nhưng, nhiều đơn vị truyền thông quốc tế vẫn thường gọi họ là bộ tộc gốc Việt. 

Hiện số người gốc Việt chiếm tới hơn 80% trong tổng số 4,5 triệu dân sống trong tỉnh Sumatra. Ngoài ra, còn có tới hơn 3 triệu người gốc Việt sống rải rác tại một số vùng của đất nước Indonesia và bán đảo Mã Lai.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cnet