Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới

Đám cưới không chỉ là một ngày trọng đại mà còn là một mảnh ghép trong nền văn hóa đặc sắc riêng biệt của mỗi vùng miền. Trong đó, phải kể đến mâm cỗ cưới, yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên một đám cưới hoàn hảo.

[rpi]

Mỗi vùng miền sẽ có những cách ăn uống và khẩu vị khác nhau, vì thế, tiệc cưới là dịp mà bạn có thể thoải mái khám phá nền ẩm thực vùng miền độc đáo. Cùng tìm hiểu về thực đơn đám cưới theo phong tục ở miền Bắc nhé!

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Thực đơn cỗ cưới miền Bắc xưa

Mâm cỗ cổ truyền của người Bắc luôn đầy đặn với nhiều món ăn ngon đa dạng và cầu kỳ như chính lối sống làng xã, coi trọng các mối quan hệ xã hội của họ. Mâm cỗ cưới truyền thống miền Bắc ảnh hưởng rất nhiều từ phong tục tập quán; đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đủ đầy nhất.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Cỗ cưới miền Bắc xưa không thể thiếu món ăn truyền thống là thịt gà luộc lá chanh, nộm thịt heo, nộm hoa chuối, canh măng,…

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Tại Hà Nội, thực đơn tiệc cưới cổ truyền luôn phải có đủ: Canh bóng cả sủ, súp yến, vi cá và món bánh phu thê tráng miệng để thể hiện sự sang trọng trong ẩm thực cũng như sự giàu sang, phú quý.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Trong khi đó, tại các làng quê ở miền Bắc, gia đình hai bên thường chuẩn bị thực phẩm nấu cố cưới từ trước.

Thực phẩm sẽ được các gia đình chuẩn bị trong vài tháng, có khi là cả năm để đãi cả họ hàng, làng xóm trong ngày cưới. Mâm cỗ cưới ở các miền quê thường có lòng luộc, gà luộc lá chanh, thịt nướng, thịt xào, giò hoặc nem chạo, canh bồ câu, xôi gấc …

Dù có đôi điều khác biệt, nhưng điểm chung của mâm cỗ cưới miền Bắc là thể hiện sự nhiệt tình tiếp đãi chu đáo của gia chủ.

Thực đơn đám cưới miền Bắc ngày nay

Ngày nay, cùng với sự du nhập và phát triển của xã hội, thực đơn cỗ cưới miền Bắc cũng có phần thay đổi. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống và các món ăn xưa vẫn được lưu giữ và truyền đời.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Tại các vùng nông thôn miền Bắc ngày nay, một đám cưới sẽ đãi tiệc nhiều ngày. Ngược lại, ở các vùng thành thị, tiệc cưới thường chỉ tổ chức 1 ngày trong các trung tâm tiệc cưới, khách sạn, nhà hàng.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Mâm cỗ cưới của người Hà Nội ngày nay vẫn phải đáp ứng đầy đủ các món ăn truyền thống, đặc biệt không thể thiếu xôi gấc.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Xôi gấc là một biểu tượng của tình yêu, màu đỏ của gấc làm mâm cỗ thêm đẹp và thể hiện cho niềm hạnh phúc hôn nhân bền lâu, thắm mãi. Hay như chiếc bánh phu thê, tượng trưng cho ước vọng về niềm tin, sự thủy chung lâu dài trong tình yêu.

Ngày nay, cấu trúc thực đơn đã được phân biệt rõ hơn so với trước đây. Cụ thể, tiếc cưới sẽ bao gồm món khai vị, món ăn chính và cuối cùng là món tráng miệng.

Món khai vị trong mâm cỗ cưới ở miền Bắc

Mở đầu tiệc cưới là món khai vị. Món khai vị là những món ăn nhẹ nhàng như súp, nộm, giò, chả. Đặc biệt luôn góp mặt trong mâm cỗ cưới của người Bắc là món chả và giò. Đĩa giò, đĩa chả được xếp gần nhau, tượng trưng cho sự gắn bó, nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ về tình nghĩa vợ chồng.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Món chính trong mâm cỗ cưới miền Bắc

Các món chính trong mâm cỗ miền Bắc thường có tôm hấp hoặc chiên, canh bóng hoặc canh nước xương nấu cùng măng, xôi vò, món xào từ thịt bò, gà luộc, rau củ theo mùa,… Tại một số vùng quê, gia chủ còn đãi khách món thịt kho tàu.

Văn hóa miền Bắc trong mâm cỗ cưới | Wanderlust Tips

Món tráng miệng trong mâm cỗ cưới ở miền Bắc

Kết thúc tiệc cưới, những vị khách sẽ được gia chủ thiết đãi món tráng miệng. Mâm cỗ cưới hiện đại đa dạng hơn khi thêm các loại hoa quả làm đồ tráng miệng thay vì chỉ có bánh phu thê. Vị trái cây thanh ngọt (như dưa, nho, cam, quýt,…) giúp cho thực khách bớt cảm giác ngán sau khi dùng bữa chính.

Wanderlust Tips | Cnet