21 ngày xuyên Việt bằng xe máy của phượt thủ Mỹ

Sau khi dùng xe máy chinh phục mọi địa hình ở Việt Nam, các phượt thủ đến từ Chicago (Mỹ) cho rằng đây vẫn là phương tiện di chuyển “đã” nhất bởi hình thức này đòi hỏi nhiều kỹ năng, để lại vô số trải nghiệm đáng nhớ.

[rpi]

Nhóm bạn đến từ Chicago dành 3 tuần để thực hiện tour xuyên Việt bằng xe máy với tên gọi Hilo Project. Tổng cộng 5 thành viên là Dave Mucci, Juan Francisco, Laura Heinrich, Chris Force và Catherine Pham (cô gái duy nhất có thể nói tiếng Việt).

hilo4

Đầu tháng 4 vừa qua, nhóm thực hiện chuyến đi từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng những chiếc xe phân khối lớn. Hành trình không chỉ đáng nhớ mà còn đặc biệt với Catherine Pham. Dưới đây là những tâm sự từ thành viên Chris Force (CF) về chuyến đi này.

Phóng viên (PV): Làm thế nào 5 người các bạn lại quen biết nhau?

Chris Force (CF): Laura Heidenreich và tôi chung nhau làm chủ một doanh nghiệp nhỏ. Tôi còn chụp ảnh cho vài tạp chí và Cat (Catherine Pham) là nhà thiết kế. Chúng tôi quen Dave Mucci và Juan Francisco thông qua cộng đồng những người chơi xe máy phân khối lớn ở Chicago. Tất cả cùng chung một tình yêu với xe nên rất dễ chơi thân với nhau.

hilo5

PV: Những người chơi xe máy thường tổ chức các chuyến đi như thế nào?

CF: Những chiếc xe lớn như Ducati rất hiếm thấy ở Việt Nam và không dễ thuê. Người chơi xe máy như chúng tôi thường xuyên tổ chức các chuyến đi tương tự như thế này.

PV: Điều gì ở Việt Nam khiến các bạn muốn tới đây?

CF: Chúng tôi là những du khách đầu tiên xuyên Việt bằng xe Ducati, đồng nghĩa với việc có thể là đại sứ cho hãng xe máy này. Quãng thời gian ở Việt Nam rất thú vị. Đất nước đang ngày một đổi thay và hiện đại hóa nhanh chóng, cảm giác sự dịch chuyển đó có mặt ở mọi nơi.

Ngoài ra, chuyến đi rất quan trọng với Cat. Cô mới chỉ về quê hương lần duy nhất khi là một đứa trẻ. Quả thật là chuyến đi đáng nhớ khi chúng tôi có cơ hội chia sẻ hành trình với cô ấy.

HILO Project1

PV: Cái tên Hilo Project có ý nghĩa gì?

CF: Như các du khách khác, chúng tôi đều có thể ở trong khách sạn đẹp hay sang trọng tùy ý. Tuy nhiên, mọi người trong nhóm muốn được trải nghiệm các vùng quê cũng như những bản sắc truyền thống của văn hóa Việt nhiều hơn. Chúng tôi cần cả lúc cảm xúc lên “cao” (high) và xuống “thấp” (low) trong hành trình nên đã chọn Hilo.

PV: Vậy cả nhóm sắp xếp chuyện ngủ như thế nào trong suốt chuyến đi?

CF: Chúng tôi đã ngủ trong khách sạn sang trọng khi đặt chân xuống TP HCM. Chính vì vậy cảm giác rất sảng khoái và vui vẻ. Sau đó, chúng tôi đi qua nhiều thành phố, thị trấn nhỏ và qua đêm tại những nhà nghỉ, khách sạn có điều kiện khiêm tốn hơn. Tất yếu mọi người vẫn có điện và nước nóng để dùng ở mỗi điểm đến.

PV: Anh có thể chia sẻ câu chuyện thú vị về những nơi nhóm từng ở?

CF: Đó là tối chúng tôi ngủ tại một nhà nghỉ dạng homestay ở thị trấn Mai Châu (Hòa Bình). Ban đầu, nhóm nghĩ đây sẽ là đêm khó chịu nhất nhưng hóa ra lại rất tuyệt.

Chỗ ở khá đơn giản, dân làng là những người chủ nhà rất hiếu khách. Sau khi cùng nhau chè chén say sưa, chúng tôi được hát karaoke bằng một chiếc máy cũ với không gian xung quanh là đồng ruộng, làng mạc mênh mông. Quả là một đêm tuyệt vời!

Trừ Cat, không ai trong nhóm biết nói tiếng Việt, chỉ vài người địa phương có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi trên xe, chúng tôi không cần nói cũng hiểu nhau. Tuy nhiên, lúc dừng chân nghỉ, có chút khó khăn khi nói chuyện. Dù vậy, chỉ cần uống với nhau chút rượu địa phương là không còn rào cản văn hóa nào nữa.

HILO Project2

PV: Còn câu chuyện gặp gỡ với những tay chơi xe máy Việt Nam thì sao?

CF: Ở các thành phố lớn đều có câu lạc bộ, họ có tới giao lưu với nhóm chúng tôi trong ít ngày. Cảm giác rất vui vì được gặp mặt, nói chuyện cùng nhiều người chơi xe tới vậy. Tôi đặc biệt ấn tượng với những người sống ở vùng núi, họ quả là các tay “xế” cừ khôi.

Câu lạc bộ Hà Nội còn tổ chức ngày quyên góp tiền cho trẻ em nghèo và mồ côi ở ngoại ô dịp chúng tôi tới. Hoạt động không chỉ thu được tiền mà cả quần áo, xe đạp và chăn gối cho lũ trẻ – chúng là những đứa bé đáng yêu và cũng đáng buồn nhất mà nhóm tôi từng gặp. Quả thật là một ngày ý nghĩa và vui mừng khi biết cộng đồng chơi xe chung tay làm những việc tốt như vậy.

HILO Project3

PV: Theo anh, văn hóa chơi xe máy của người Việt có gì khác với người Mỹ và nhất là ở Chicago?

CF: Ở Mỹ, chúng tôi không cần quá nhiều tiền để mua xe. Một số người có thể tự sửa chữa, lắp ráp chiếc xe cho riêng mình. Điều này cũng có ở Việt Nam nhưng chỉ với những chiếc xe máy nhỏ (scooter), không áp dụng xe phân khối lớn.

Các tay chơi xe ở Việt Nam đều đi những chiếc đắt tiền với kiểu dáng cổ điển. Vì vậy, văn hóa chơi xe máy tương đối khác nhau. Khá nhiều người chơi xe ở đây còn dùng hàng hiệu nữa. Tuy nhiên, ở Chicago bạn sẽ không thấy điều đó.

Tình bạn bè và sự thân thiết của mọi người thì khá giống nhau. Khi bắt gặp những người khác cùng đam mê xe trên đường, đều có thể thấy họ cũng đang có chung cảm xúc và trải nghiệm như mình.

HILO Project

PV: Anh nghĩ thế nào về văn hóa xe máy ở Việt Nam?

CF: Ở Việt Nam, mọi người hầu như đi xe máy, không quá nhiều người có ô tô và càng ít dùng xe máy phân khối lớn. Tuy nhiên, ở đây ai cũng đi được loại xe hai bánh này dù là trai hay gái, già hay trẻ.

PV: Theo anh, để bắt đầu hành trình tương tự như trên, cần chú ý điều gì?

CF: Đến Việt Nam, tôi thấy nên đi bằng xe máy để trải nghiệm. Địa hình đòi hỏi bạn nhiều kỹ năng, hơn nữa trên đường rất hiếm điểm hỗ trợ. Chúng tôi phải tự sơ cứu và sửa chữa xe máy. Một số đoạn đường đang sửa chữa chắc chắn không dành cho những tay lái “non”.

Nhóm chúng tôi có cơ hội giao lưu các câu lạc bộ địa phương và không gặp vấn đề về pháp lý. Tuy nhiên, với người đi du lịch một mình cần cẩn trọng và phòng trừ mọi trường hợp.

Theo Vnexpress

Leave A Comment