5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước

Khi du lịch miền tây, bạn không chỉ được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, mà còn được đắm chìm trong những kiến thức thú vị về văn hóa đời sống nơi đây, qua những làng nghề truyền thống. 

Làng nghề truyền thống là trung tâm tập hợp những hộ gia đình của một khu vực, làm cùng ngành nghề trong thời gian dài. Điều này xuất phát từ tập tục “cha truyền con nối” và người miền tây cũng không ngoại lệ. Hãy cùng Wanderlust Tips điểm qua một số làng nghề thú vị ở miền Tây sông nước. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Làng nghề đóng xuồng “năm quăng”

Miền Tây là vùng đất kênh ngòi, sông rạch. Ngày xưa, người dân phải dùng xuồng hoặc tàu lớn, để đi lại và buôn bán. Điều này đã hình thành nên nền văn hóa sông nước ở miền Tây, tiêu biểu là văn hóa chợ nổi. Tuy nhiên, chiếc ghe làm bằng gỗ tốt thường có giá thành cao. Điều này khiến cho người nghèo khó có thể mua được.

lang nghe truyen thong mien tay 14

Để giải quyết vấn đề, một loại xuồng “năm quăng” giá thành rẻ ra đời. Cái tên “năm quăng” dựa trên lối đánh giá bộc trực của người miền Tây nhằm ám chỉ sản phẩm ghe xuồng này xài một năm rồi quăng bỏ. 

Làng nghề ghe xuồng “năm quăng” đã tồn tại từ thế kỷ XX, không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân nghèo ở giai đoạn đó mà những xưởng tàu này đã khẳng định được vị thế của bản thân theo thời gian.

lang nghe truyen thong mien tay 01

Những chiếc xuồng “năm quăng” trở thành “xe máy” cho các hộ gia đình, giúp họ có phương tiện để kinh doanh, sống chung với lũ.

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Thông thường, những chiếc xuồng được làm từ gỗ tạp như sầu riêng, còng, dừa, bạch đàn…nên thời gian sử dụng ngắn. Các sản phẩm “năm quăng” gây được tiếng vang lớn, nhanh chóng xuất hiện ở khắp các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, từ Hậu Giang đến Cần Thơ, Vĩnh Long sang Đồng Tháp…

Làng nghề làm chiếu nổi tiếng muôn nơi

“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã Bảy…”

Câu hát đã làm nức lòng bao con người của xứ Nam kỳ lục tỉnh đến tận ngày nay. Những chiếc xuồng chở đầy những tấm chiếu mới, rao bán rộn ràng. Nếu hỏi người dân miền Tây, chiếu ở đâu làm đẹp nhất thì Cà Mau là cái tên được nhắc đến đầu tiên, sau đó là Đồng Tháp, Bến Tre…

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Chiếu được làm từ nguyên liệu lác và bố. Những người thợ dệt đã phải chọn ra những cọng lác đều nhau với chiều dài 2m, bóng mượt, kết hợp cùng những cọng trăn từ vỏ cây bố để tạo nên những chiếc chiếu đẹp, trang trí họa tiết kỳ công.

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Khâu “lẫy” chữ hoặc hoa văn trên chiếu, đòi hỏi người dệt phải có khiếu thẩm mỹ và tỉ mỉ để biến tấu thành bức tranh hoàn hảo. Ngày xưa, chiếu hoa được sử dụng để trải lên những bộ ván gỗ đẹp đẽ trong những dịp giỗ, Tết. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Theo văn hóa miền Tây, chiếu “song hỷ” được dùng để làm quà tặng cho các cặp đôi trong những dịp cưới xin…với hàm ý mong muốn cặp đôi có thể gắn kết, tình cảm đan chặt vào nhau như cách những chiếc chiếu trường tồn qua năm tháng.

Ngày nay, nghề làm chiếu đang dần biến mất vì chiếu không còn được ưa chuộng. Nhiều hộ gia đình phải đóng cửa cở sở sản xuất. Để có thể duy trì được ngành nghề gia đình, các thế hệ lớn tuổi đã chỉ dạy cho con cái như một nghề dự phòng. 

Làng nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá đã tồn tại hơn 70 năm, không ai nhớ rằng nó xuất hiện từ khi nào và tổ nghề là ai. Ở khu vực miền Tây, nghề chằm nón lá phổ biến nhất ở Cần Thơ với trên 36 hộ sống với nghề. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Nón lá được làm từ lá của cây mật cật và cây trúc. Mỗi cây mật cật chỉ có một lá non và người thợ sẽ chọn để làm nón. Để kết lá vào nón đòi hỏi người thợ phải có một khung chằm hình chóp thường gọi là Mô. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Trước thập niên 80, nón lá được làm từ mô có 15 vành. Sau thập niên 80, sở thích của người Nam Bộ có sự thay đổi, họ ưa chuộng nón lá Bài thơ của xứ Huế 16 vành. Vì thế người Cần Thơ cũng áp dụng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Khi du lịch Cần Thơ hay bất cứ vùng nào ở miền Tây, du khách đều cần một chiếc nón lá để che chắn trước cái nóng oi ả. 

Làng nghề dệt thổ cẩm thủ công 

Nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Khmer đã biến những sợi chỉ thô sơ, đơn sắc trở thành những sản phẩm đầy màu sắc, hoa văn sắc sảo, hình ảnh sinh động.

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Mặc dù thổ cẩm của người Khmer Tịnh Biên chưa được chú ý như thổ cẩm của người Chăm Ninh Thuận nhưng vẫn có một vị trí nhất định. Và luôn “có mặt” trong những địa điểm bán đồ lưu niệm tại các địa điểm du lịch hay chợ An Giang. 

Làng nghề làm hủ tiếu 

Khi nói đến Hà Nội chúng ta nhớ ngay đến phở, còn về miền Tây thì sẽ nhớ ngay đến hủ tiếu. Làng nghề hủ tiếu phát triển hơn 44 năm ở thành phố Cần Thơ, khiến cho du khách phải ghé đến để trải nghiệm cách làm ra những sợi hủ tiếu dẻo, dai. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Mỗi một người chủ lò hủ tiếu đều có công thức riêng để làm ra được sợi hủ tiếu trắng đục nổi tiếng. Dù công thức có khác nhau nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là hạt gạo được sử dụng phải có chất lượng cao. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Sau khi có nguyên liệu tươi ngon, các công đoạn vo gạo, ngâm, gút, xay, bòng, đánh, cho vào nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi khô và cuối cùng là cắt thành sợi hủ tiếu. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Ngày nay, máy móc hỗ trợ nên công đoạn làm hủ tiếu được đơn giản hóa. Tuy nhiên, có nhiều công đoạn phải qua tay của người thợ làm hủ tiếu. Thật thú vị khi ngắm những người thợ khéo léo, cần mẫn cán từng chiếc bánh bên bếp khói nghi ngút. Họ nâng niu từng chiếc bánh, miệng luôn cười tươi cho thấy được sự yêu mến nghề truyền thống này. 

5 làng nghề thủ công đặc sắc của miền Tây sông nước | Wanderlust Tips

Trên đây là năm trong nhiều làng nghề đặc sắc của miền Tây. Thời gian chuyển dịch, những làng nghề cũng dần có sự thay đổi để thích nghi với thời đại nhưng nó cũng là kết tinh của lịch sử văn hóa lâu đời, cần được giữ gìn và phát triển.

Wanderlust Tips | Cnet