6 ngày Tết cổ truyền quan trọng trong Văn Hóa Việt.

Việt Nam từ lâu đã được biết tới là một đất nước giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Những ngày lễ tết quan trọng ở Việt Nam không chỉ thể hiện nét đẹp của thuần phong mỹ tục mà còn đại diện cho đời sống văn hóa của người dân từ nhiều đời. Cùng tìm hiểu về 6 ngày Tết cổ truyền quan trọng trong văn hóa ở Việt Nam nhé.

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán (thường được gọi là tết ta, tết âm lịch) là dịp lễ tết cổ truyền đầu năm tính theo âm lịch, bắt đầu từ mùng 1 đến khoảng mùng 5 tháng Giêng. Được xem là dịp lễ phổ biến, quan trọng và có ý nghĩa nhất tại Việt Nam.

Khoảng thời gian này, đường phố được trang trí lông lẫy, đậm nét xuân, các bản nhạc Tết vang vọng khắp nơi. Ở mỗi gia đình các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, ôn lại một năm cũ đang chuẩn bị qua đi. Cùng với đó là dành cho những lời chúc sức khỏe, thành công, trao nhau những phong bao lì xì đỏ thắm, hay còn gọi là “lấy may đầu năm”. Vào dịp này, các đình chùa, nơi tổ chức các lễ hội văn hóa cũng đón một lượng khách lớn do nhu cầu đi chơi Tết của người dân.

Bên cạnh ngày chính của Tết Nguyên Đán là ngày mồng 1 Tết, người dân Việt Nam đã có những hoạt động chuẩn bị cho dịp này. Cụ thể có thể kể tới như Lễ cúng Ông Công Ông Táo (23 tháp Chạp Âm lịch), cúng Tất Niên – Giao thừa (đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mồng 1 tháng Giêng Âm lịch). Sau ngày mồng 1 Tết, thường có Lễ hóa vàng, Xuất hành khai xuân,…

Bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào, cây nêu.. là những thứ đặc trưng nhất của Tết Nguyên Đán Việt Nam.

1 xoaj
Mâm cơm cúng truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán.

Những nét đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): Đi chùa đầu xuân – Hoa mai (Tết miền Nam) – Hoa đào (Tết miền Bắc) – Bánh tét – Cây nêu – Bánh chưng.

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm trăng rằm đầu tiên của một năm mới tức rằm tháng Giêng Âm lịch, được coi trọng không kém với ngày mùng 1 hay đêm 30 Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn có 2 tên gọi khác là ngày Rằm tháng giêng và ngày Tết Thượng Nguyên. Được tổ chức vào đêm 14 tháng giêng và trọn vẹn ngày 15 tháng giêng hằng năm. 

Để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà thì vào ngày tết cổ truyền nguyên tiêu mỗi gia đình sẽ cúng 1 mâm cơm. Mục đích chính là việc cầu cho cả gia đình có sức khỏe, bình an và tài lộc. Đây còn là dịp mà người Việt Nam coi là chấm dứt chuỗi ngày Tết thuộc Tết Nguyên Đán, “qua rằm là hết Tết”.

Bên cạnh đó, một số địa phương cũng tổ chức các nghi thức như diễu hành, trình diễn, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc, đối nhang vòng, lì xì, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa,…vào dịp này.

Đi chùa cầu bình an nhân dịp Tết Nguyên Tiêu.
Đi chùa cầu bình an nhân dịp Tết Nguyên Tiêu.

Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày tết được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, được bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc.

Tết cổ truyền Hàn Thực phổ biến hơn ở miền Bắc ở Việt Nam. Hằng năm, nhiều gia đình làm bánh trôi, bánh chay hoặc xôi chè và cúng lên bàn gia tiên của mỗi gia đình. Nếu như Tết Hàn Thực ở Trung Quốc kiêng cữ lửa thì đến Việt Nam, phần kiêng kị này đã được lược bỏ bớt theo văn hóa mỗi quốc gia.

10370220 0 184 2048 1292 1000x541 80 0 0 fbf31239ab9442694ded673d6b65c755
Bánh trôi nước được xem là loại bánh có ý nghĩa vào ngày Tết Hàn Thực

Món bánh chính của ngày lễ này đó chính là bánh trôi nước. Để bày tỏ lòng thành và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là cách tưởng nhớ người thân và những người đã khuất vào những ngày cuối xuân.

tet han thuc banh troi banh chay 3
Chè trôi nước mang ý nghĩa sâu sắc về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”

Tết Trung Nguyên

Nghe cái tên có vẻ khá xa lạ nhưng Tết Trung Nguyên từ lâu đã được biết tới với cái tên dân giã hơn “Rằm tháng 7”. Nghe tên thôi cũng đủ để chúng ta biết, ngày Tết này vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo tín ngưỡng ngày Tết Trung Nguyên sẽ là ngày “xá tội vong nhân”.

Dân gian cho rằng đây tháng 7 Âm lịch là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, vong hồn, ma quỷ. Nhưng cũng chính từ sự nhân văn trong dòng máu Việt tộc, uống nước nhớ nguồn mà biến ngày rằm – ngày cực thịnh của Âm khí hay chính là ngày mặt trăng tác động lớn nhất lên trái đất trở thành ngày Tết – nhớ về tổ tiên ông bà và những người đã khuất.

xa toi vong nhan
Truyền thuyết Xá tội vong nhân gắn liền với ngày Rằm tháng 7 Âm Lịch.

Các gia đình sẽ cúng 2 mâm cơm 1 để dâng lên tổ tiên và 1 mâm cúng trước sân. Mâm cúng tổ tiên sẽ cùng mâm cơm canh mặn hoặc chay để dân lên cúng tổ tiên với những vật dụng cần thiết như quần áo, tiền vàng,… Để người cõi âm nhận được cuộc sống ấm no và tiện nghi. Mâm cúng vong hồn thường được cúng bánh, kẹo, 12 chén cháo loãng, ngô, khoai, tiền vàng mã,…

Vào tháng 7 âm lịch cũng được xem là tháng của ngày lễ Vu lan. Thường có nghi thức “Bông hồng cài áo” để gắn vào ngực áo bên trái. Để có thể tỏ lòng tôn kính và lòng hiếu thảo của con cái đến với cha mẹ.

Mỗi bông hoa sẽ mang ý nghĩa riêng để cài lên áo vào ngày lễ Vu Lan:

  • Hoa màu đỏ dành cho những ai còn cha, còn mẹ
  • Hoa màu vàng danh cho những vị đã xuất gia
  • Hoa màu hồng dành cho những ai mất cha hoặc mất mẹ
  • Màu trắng dành cho những ai không còn cha mẹ trên đời
bong hong mau do danh cho nhung ai con cha me
Những bông hoa cài lên ngực trái vào ngày lễ Vu Lan

Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ tết cổ truyền có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí được mong chờ nhất năm, vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch. Tết Trung Thu ở Việt Nam bắt buồn từ truyện cổ tích dân gian Chú Cuội – Chị Hằng, cũng tương tự như truyền về Hằng Nga ở Trung Quốc.

Vào dịp này, đường phố sẽ được trang trí lung linh, màu sắc bởi những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, những đồ chơi truyền thống, đa số được sử dụng màu đỏ, vàng và xanh lá. Các hoạt động nổi bật như rước đèn trông trăng, múa lân, các hoạt động âm nhạc giải trí khác cũng được tổ chức sôi nổi.

Đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ… là những món đồ chơi truyền thống vào dịp Tết Trung Thu.

Mỗi gia đình Việt đều bày năm cổ với những món như bánh nướng bánh dẻo, kẹo, mía, bưởi, dưa hấu,… và tùy vào từng gia đình mà có những mâm cỗ được trang trí khác nhau. Khi nhìn thấy ánh trăng trên đỉnh đầu cũng là lúc mà mọi người trong gia đình quay quần và cùng nhau phá cỗ. Vừa thưởng thức những hương vị của ngày Tết Trung Thu vừa ngắm ánh trăng tròn.

s 3
Mâm cỗ Trung Thu với các loại hoa quả được trang trí thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh, tuổi thơ của bao thế hệ người Việt.
Banh nuong banh deo
Bánh nướng bánh dẻo – thức bánh truyền thống trong Tết Trung Thu.

Tết Táo Quân

Tết Táo Quân vào 23 tháng Chạp Âm lịch, đay là dịp cuối cùng trong năm trước khi bước sang năm mới với Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm dân gian, đây là dịp để người dân khai tấu lên các Táo, những vị thần trên trời những việc tốt, việc xấu đã làm trong một năm vừa qua và cũng để cầu xin sự may mắn trong năm mới.

Táo quân được hiểu là 3 vị thần xuất hiện từ Trung Quốc là Thổ công, Thổ địa và Thổ Kỳ. Nhưng khi được Việt hóa thành huyền tích thì đó là “2 ông 1 bà”. Đó là Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp núc. Tuy vậy, người Việt Nam gọi truyền nhau là Ông Bà Táo

Lễ vật quan trọng nhất trong lễ đưa Táo quân về trời là con cá chép sống. Sau khi cúng con cá chép, gia chủ nên mang con cá chép thả ở sông hồ và được gọi là phóng sinh, hay còn gọi vui đó là cá chép đưa ông Táo lên trời.

mam cung tao quan 2020 h5
Mâm cơm cúng Tết Táo Quân thường thấy ở các gia đình Việt.

Những ngày lễ, Tết cổ truyền mang trong mình phong tục truyền thống thể hiện bản sắc của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Đó là những nét đẹp văn hóa không thể bị mai một và đang được các thể hệ sau tiếp nối và phát triển hơn.

Ảnh: Internet.

Wanderlust Tips | Cnet.